Luận Văn Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người cuĩng phải tham gia vào các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ các mối quan hệ giao tiếp, hay nói cách khác giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi người.

    Sống trong một xã hội, con người không chỉ có quan hệ với sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp được xem như là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với mọi người, với xã hội. Thông qua giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Giao tiếp không chỉ là điều kiện để con gnười tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.

    Hiện nay, vấn đề giao tiếp của người Hà Nội nói chung và đặc biệt là của người dân phố cổ nói riêng đang là một trong những vấn đề rất nhiều người đến tìm hiểu. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước. Hàng năm có một lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài dến thăm quan và tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội. Nói đến Hà Nội, là người ta thường nhớ đến phố cổ bởi nơi đây đã tập hợp những nét văn hóa đặc trưng nhất của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đó không chỉ là nơi diễn ra những hoạt động buôn bán tấp nập mà còn tạo ra một bức tranh giao tiếp muôn màu sắc. Chính những nét nổi bật đó đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội”. Họ đã giao tiếp với nhau như thế nào để vẫn lưu giữ được nét đặc trưng văn hóa của mình cùng với cuộc sống tấp nập của nền kinh tế thị trường ngày nay.


    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Nhằm chỉ ra hiện trạng giao tiếp của người dân sống trong cùng một ngõ xóm ở phố cổ

    Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong giao tiếp thúc đẩy mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa những người dân với nhau góp phần xây dựng bầu không khí tập thể đoàn kết, vững mạnh.


    3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

    - Người dân trong cùng một ngõ xóm ở phố cố có giao tiếp và mối quan hệ rất tốt với nhau

    - Đặc điểm giao tiếp của họ bị ảnh hưởng nhiều từ phong tục tập quán văn hóa truyền thống gia đình


    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    - Nghiên cứu lý luận về giao tiếp: làm rõ các khái niệm và lý luận về giao tiếp

    - Chỉ ra thực trạng giao tiếp của nguời dân phố cổ thông qua những tiêu chí sau:

    + Nhận thức về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày

    + Nội dung giao tiếp

    + Mục đích giao tiếp

    +Phương pháp giao tiếp

    + Phương tiện giao tiếp

    + Các mức độ than thiết trong giao tiếp

    + Các kiểu hành vi trong giao tiếp

    + Đối tượng giao tiếp

    - Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của người dân phố cổ


    5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

    Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ


    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    - khách thể nghiên cứu: 150 ngươi dân phố cổ từ 18 tuổi trở lên

    - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu mối quan hệ giữa những người dân sống trong cùng một khu xóm ngõ


    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được thực hiện dựa vào các sách chuyên ngành, báo, tạp chí và các tài liệu có lien quan. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc.

    - Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra bảng hỏi: nhằm tìm hiểu thực trạng giao tiếp của người dân phố cổ ở Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...