Thạc Sĩ Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ nam bộ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định danh là một vấn đề khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam. Mối quan hệ văn hoá, ngôn ngữ và tư duy thể hiện rất rõ trong định danh ngôn ngữ, đặc biệt là ở cấp độ từ vựng. Vấn đề định danh trong PNNB chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm một cách toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB có những trở ngại, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đây là một đề tài lí thú và vô cùng quan trọng đối với công cuộc tìm hiểu, phát triển tiếng nói dân tộc. Thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ mong góp thêm một thử nghiệm trong việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

    Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất.

    Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” . Định danh từ vựng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này.

    Luận văn gồm ba chương:

    Chương 1: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh
    Chương 2: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng
    Chương 3: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung

     
Đang tải...