Luận Văn Đặc điểm Điện lực thanh trì

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm Điện lực thanh trì



    A - ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
    ĐIỆN LỰC THANH TRÌ

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THANH TRÌ.

    Công ty Điện lực Thanh Trì là một đơn vị trực thuộc của Công ty Điện lực Hà Nội, do đó sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội.
    Vào cuối thế kỷ Xĩ, đầu thế kỷ XX thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xây dựng một số nhà máy xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong đó có nhà máy Đèn Bờ Hồ là tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội.
    Theo đề xuất của toàn quyền Đông Dương, ngày 6/12/1992 nhà máy Đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng với số vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu Frăng với công suất chỉ là 500KW. Năm 1910 nhà máy được đầu tư mở rộng thêmmôtình hình nhà máy phát điện của Thụy Sỹ đưa công suất lên 1500KW. Để phục vụ cho chính sách cai trị thuộc địa thực dân Pháp không ngừng đầu tư , xây dựng, mở rộng thêm các tổ phát điện, xây dựng đường dây tải điện 3,3 KW Hà Nội - Bạch Mai - Hà Đông. Năm 1952, Pháp mở rộng mạng lưới điện từ Hà Nội đi các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài đường dây cao thế là 653 Km và 42 km cáp ngầm ở nội thành Hà Nội.
    Tháng 8/1945 hưởng ứng phong trào cách mạng Thủ đô, công nhân nhà máy Đèn Bờ Hồ đã đứng lên lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.
    Ngày 19 tháng 12 năm 1946 thợ điện Thủ đô đã tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch.
    Năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thăng lợi. Bọn thực dân Pháp với âm mưu phá hoại nền kinh tế nước ta trước khi rút lui nên có ý định sẽ phá hủy toàn bộ máy móc thiết bị, mang đi các tài liệu quan trọng, vận động công nhân lành nghề đi di cư. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân nhà máy Đèn Bờ Hồ đã đứng lên đấu tranh, phá tan âm mưu của Pháp, quyết tâm bảo vệ nhà máy.
    Trong những năm chiến tranh với Mỹ, lãnh đạo sở quản lý và phân phối điện khu vực I đã đề ra các phương án đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định cho công tác sản xuất, chiến đấu bảo vệ Thủ đô và các cơ quan trọng điểm của Đảng và Chính phủ.
    Năm 1972 sau khi Hiệp định Pari được ký kết, cán bộ sở nhanh chóng phôi phục các cơ sở đã hư hỏng trong chiến tranh đồng thời mở rộng quy mô nhằm kịp thời phục vụ yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước, cùng với sự khó khăn chung của cả nước sau chiến tranh, trang thiết bị kỹ thuật thiếu thốn, nghèo nàn, máy móc cũ kỹ, phụ tùng thay thế rất hạn chế đi đôi với sự mất đối giữa nguồn và lưới điện. Để khắc phục tình trạng đó cán bộ công nhân viên từng bước khôi phục, đại tu đưa thêm các trạm 110KW Chèm, Thượng Đình vào hoạt động và xây dựng thêm các đường dây 10 - 35KV.
    Năm 1980 Sở quản lý và phân phối điện khu vực I đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Nội. Cũng năm này Công ty được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm 110KW được tách ra khỏi Công ty để thành lập các Công ty truyền tải, phân xưởng Diezel tách ra để thành lập nhà máy Diezel. Bộ phận Đèn đường tách ra trở thành xí nghiệp đèn công cộng thành phố.
    Năm 1984 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô lưới điện Hà Nội được cải tạo và mở rộng với quy mô lớn. Cuối năm 1984 điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu KW (khu vực Hà Nội là 247,4 triệu KW/giờ) tăng 26,8% so với năm 1984 và phát triển lưới điện lên 3646,58KM đường dây cao, hạ thế.
    Đầu năm 1989 tổ máy số 1 nhà máy Thủy Điện Hòa Bình được đưa vào vận hành sau đó là lần lượt các tổ máy khác do đó nguồn điện Thủ đô được đảm bảo 24/24 đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt cho thành phố.
     
Đang tải...