Thạc Sĩ Đặc điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm dân di cư tự do

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cám ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng biểu vi
    Tài liệu tham khảo
    Đặt vấn đề 1
    1. Tổng quan tài liệu 3
    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17
    2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 17
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
    2.3 Phương pháp thống kê y sinh học 22
    2.4 Thời gian tiến hành nghiên cứu: 1 năm (2008) 23
    3. Kết quả nghiên cứu 25
    3.1 Đặc điểm dịch tễ học sốt rét của cộng đồng dân di cư tự do tại
    huyện Krông Bông
    25
    3.2 Đánh giá hiệu quả của biện pháp giám sát chủ động tại cụm dân di cư
    36
    4. Bàn luận 46
    5. Kết luận 567
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BNSR : Bệnh nhân sốt rét
    CSYT : Cơ sở y tế
    CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
    GDTT : Giáo dục truyền thông
    KAP : Knowlegde - Attitude - Practice
    KST : Ký sinh trùng
    KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét
    MT-TN : Miền Trung-Tây Nguyên
    NVYT : Nhân viên y tế
    P.f : Plasmodium falciparum
    P.v : Plasmodium vivax
    PCSR : Phòng chống sốt rét
    PH : Phối hợp (P.f +P.v)
    SL : Số lượng
    SR : Sốt rét
    SRLH : Sốt rét lưu hành
    SRLS : Sốt rét lâm sàng
    SRAT : Sốt rét ác tính
    TDSR : Tiêu diệt sốt rét
    TVSR : Tử vong sốt rét
    WHO : Tổ chức y tế thế giới
    XN : Xét nghiệm
    YTTB : Y tế thôn bản 8
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 3.1. Đặc điểm về giới và dân tộc tại các điểm nghiên cứu 25
    Bảng 3.2. Số tháng định cư trung bình của dân di cư tự do tại các
    điểm nghiên cứu 26
    Bảng 3.3. Nơi ở của dân di cư tự do trước khi đến định cư tại đây 26
    Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh, KSTSR và giao bào tại 2 cộng đồng
    dân di cư tự do 28
    Bảng 3.5. Phân bố nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo giới tại
    2 điểm nghiên cứu 29
    Bảng 3.6. Phân bố nhiễm ký sinh trùng theo lứa tuổi tại
    2 điểm nghiên cứ 30
    Bảng 3.7. Trung bình mật độ KSTSR/µl máu tại các điểm
    nghiên cứu 30
    Bảng 3.8. Cơ cấu các loài ký sinh trùng sốt rét tại các điểm
    nghiên cứu 31
    Bảng 3.9: Đặc điểm về kinh tế xã hội tại các hộ gia đình điều tra. 32
    Bảng 3.10: Tỷ lệ màn và thói quen ngủ màn của dân di cư tự do 33
    Bảng 3.11: Kiến thức thái độ và hành vi của dân DCTD 33-34
    Bảng 3.12. Phân tích các yếu tố nguy cơ mắc sốt rét 35
    Bảng 3.13. Các hoạt động giáo dục truyền thông về sốt rét ở
    điểm can thiệp 35
    Bảng 3.14. Chỉ số lam xét nghiệm và KSTSR (5/2008-5/2009). 36
    Bảng 3.15 : Hoạt động phát hiện bệnh chủ động tại thôn bản
    của y tế cụm dân cư 36
    Bảng 3.16: Tỷ lệ BNSR và KSTSR qua các đợt điều tra cắt ngang 37
    Bảng 3.17 : Cơ cấu KSTSR qua các đợt điều tra cắt ngang 38
    Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ giao bào ở các điểm theo dõi 39
    Bảng 3.19. So sánh phát hiện bệnh chủ động và thụ động tại 2
    điểm nghiên cứu 39
    Bảng 3.20: So sánh tỷ lệ người/màn và thói quen ngủ màn 40
    Bảng 3.21: Kiến thức người dân về bệnh SR tại hai điểm
    qua điều tra hộ gia đình 41-42
    Bảng 3.22: Số người khám chữa bệnh ở điểm có nhân viên
    y tế cụm và cơ sở y tế 43
    Bảng 3.23: Kiến thức người dân về bệnh SR tại hai điểm qua điều tra
    hộ gia đình 44
    Bảng 3.24: Số người khám chữa bệnh ở điểm có nhân viên y tế cụm và cơ sở
    y tế 45
    vii 9
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh sốt rét là một bệnh xã hội phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng rất
    lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt ở các nước vùng nhiệt đới. Mặc dù các
    hoạt động phòng bệnh sốt rét đã có từ những năm 1955 nhưng cho đến nay
    bệnh vẫn lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới [24],[34].
    Nhờ các nỗ lực phòng chống bệnh, cho đến nay tình hình sốt rét nhiều
    vùng trên thế giới giảm đáng kể, nhưng nguy cơ mắc sốt rét ở một số khu vực
    (như Châu Phi), nhất là tại các vùng có dân di cư tự do là rất đáng quan tâm [13],
    [8].
    Theo một số báo cáo, sốt rét đang gia tăng ở nhiều nước và ở một số
    vùng mặc dù bệnh sốt rét đã hết lưu hành. Một trong những yếu tố góp phần
    vào sự gia tăng trở lại này là do sự di dân đến định cư ở những vùng đất khác
    vì nhiều lý do như: kinh tế, xung đột, thiên tai Ở các nước đang phát triển
    di dân liên quan đến nông nghiệp, đào vàng .và nguy cơ mắc , tử vong sốt rét
    là rất cao. Cũng theo các phân tích này cho thấy, sốt rét là một trong những
    nguyên nhân tử vong cao ở đối tượng di dân ở một số vùng của Thailand,
    Sudan, Somalia, Burundi, Rwanda, và Congo. Vụ dịch mới đây nhất xảy ra ở
    cộng đồng dân Burundi di cư đến ở Tây Bắc Tanzania, chết do sốt rét và thiếu
    máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng gấp 10 lần so với trước khi có dịch; phản ảnh
    sự thiếu miễn dịch của nhóm tuổi này [25], [28], [29]
    Tại Việt Nam tình hình dân di cư tự do (DCTD) rất phức tạp kéo theo
    nguy cơ gia tăng mắc và tử vong do sốt rét.
    Năm 2002, ước tính có 2 triệu dân DCTD đến các khu vực rải rác khắp
    cả nước. Phần lớn dân DCTD này đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh sốt rét
    (SR), điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện không đầy đủ để bảo vệ cá
    nhân.
    Mặc dù chính quyền đã mở rộng, phát triển các dịch vụ y tế địa phương
    nhưng khi mắc bệnh những đối tượng này không được cung cấp các dịch vụ
    chăm sóc/ bảo vệ vì họ được xem là dân di cư bất hợp pháp. Tình trạng này 10
    một phần là do họ di chuyển đến vùng mới mà không có sự xác nhận của
    chính quyền. Kết quả là, họ không được hưởng sự chăm sóc y tế như dân sở
    tại và chịu thiệt thòi về chăm sóc y tế cũng như phòng chống sốt rét (PCSR).
    Dù sự di cư ngày một gia tăng nhanh do tình hình phát triển kinh tế và
    sự đô thị hoá, nhưng chúng ta còn hiểu rất ít về họ và những quan điểm của
    họ liên quan đến y tế đặc biệt là đối với bệnh sốt rét. Hiện nay Dak Lak là tỉnh
    có số DCTD lớn nhất, ước tính hiện có khoảng 100.000 hộ, 463.000 người
    dân DCTD đang sống trong rừng sâu, tránh sự kiểm soát của chính quyền địa
    phương, lẩn tránh trong rừng sâu nơi có sốt rét lưu hành nặng, không thể tiếp
    cận với hệ thống y tế [5],[6],[7].
    Để đánh giá nguy cơ mắc sốt rét và hiệu quả một số biện pháp phòng
    chống sốt rét cho cộng đồng dân di biến động này, chúng tôi tiến hành nghiên
    cứu đề tài : “Đặc điểm dịch tễ học sốt rét và hiệu quả biện pháp quản lý bệnh
    chủ động cho nhóm dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, tỉnh Dak Lak năm
    2008”
    Nhằm các mục tiêu sau:
    1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét của cộng đồng dân di cư
    tự do tại huyện Krông Bông.
    2. Đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý bệnh chủ động của y tế cụm dân
    cư áp dụng cho nhóm dân di cư tự do tại huyện Krông Bông 11
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và phòng chống bệnh SR:
    Sự kiện quan trọng trong quá trình nghiên cứu nguyên nhân bệnh SR
    đầu tiên vào 1880, khi Laveran, một bác sĩ giải phẫu người Pháp khám phá
    và mô tả KSTSR ở máu người. Tuy nhiên trước đó đã có một số nghiên cứu
    liên quan bệnh SR [21], [22]
    - 1847 Dampster ở Ấn Độ đã mô tả dấu hiệu lách sưng ở trẻ em như là
    một chỉ số để đánh giá mức độ lưu hành của bệnh.
    - 1848 Wirchow và Freichs ở Đức đã ghi nhận sự hiện diện của các
    sắc tố trong các cơ quan nội tạng có thể liên quan đến tử vong do SR.
    - Laveran phát hiện và mô tả KSTSR ở máu người, ông đặt tên là
    Oscillaria malaria vào 1881, và là người đầu tiên mô tả giao bào hình lưỡi
    liềm.
    - Mặc dù 1882, Richards đã xác nhận sự quan sát của Laveran, nhưng
    đóng góp của ông cũng không được công nhận cho đến 1885 bởi vì người ta
    tin rằng bệnh nguyên của SR do vi khuẩn Bacillus malaria (Klebs và Crudeli,
    1874)
    KSTSR được mô tả chi tiết và đầy đủ bởi các nhà khoa học từ 1885 – 1890.
    - 1886 Golgi ở Ý mô tả 2 loại KST ở người: P.falciparum và P.vivax.
    - 1889 - 1890 Celli và Marchiafava mô tả P.falciparum.
    - 1890 Romanowsky tìm ra phương pháp nhuộm KST SR, đã chứng
    minh sự hiện diện của KST SR trên lam máu lấy từ người bệnh là phát minh
    rất quan trọng giúp nghiên cứu bệnh SR.
    - 1895 Ross quan sát hiện tượng thoát roi ở thành dạ dày muỗi
    - 1898 Grassi, Biguami và Bastianelli ở Ý mô tả chu kỳ KSTSR người
    ở muỗi Anophenles.
    - 1922 Stephens xác định và mô tả P.ovale.
    - 1937 Jame mô tả sự phát triển vô tính của P.gallinaceum. 12
    - 1947 Garnham mô tả thể ngoài hồng cầu của P.kochi ở nhu mô gan
    của khỉ Đông Phi.
    - 1948 Shortt, Garnham và Malanos ở Anh mô tả thể tiền hồng cầu
    (Pre-erythrocyte) của P.cynomolgy.
    - 1976 Trager và Jensen ở Mỹ đã phát triển thành công nuôi cấy liên
    tục của invitro của P.falciparum
    Về lĩnh vực nghiên cứu phòng chống SR:
    - 1899 Ross giới thiệu các biện pháp diệt bọ gậy.
    - 1901-1903 chương trình PCSR bằng diệt bọ gậy ở Malaya được đề
    nghị bởi Malcolm. Chiến dịch PCSR bằng chống muỗi được thực hiện bởi
    Ross ở Ismailia, Ai Cập.
    - 1904 - 1914 Chiến dịch PCSR được thực hiện ở vùng kinh đào
    Panama.
    - 1935 – 1939 PCSR trên diện lớn bằng phương pháp phun pyrethrum
    ở Nam Phi, Hà Lan và Ấn Độ.
    - 1936- 1939 : Phát hiện tác động của DDT (Được tổng hợp bởi
    Zeidler năm 1874) có tác dụng diệt côn trùng.
    - 1955 : Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ VIII chấp nhận nguyên lý
    tiêu diệt sốt rét (TDSR)
    - 1957 : WHO đưa ra khái niệm và thực hành TDSR
    - 1979 : Các chuyên gia WHO chuyển chiến lược TDSR sang PCSR.
    - 1985 Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 38 đề xướng chiến lược
    PCSR lồng ghép trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
    - 1992 Hội nghị bộ trưởng các nước về SR tại Amsterdam (Hà Lan)
    [4].
    1.2 Tình hình SR thế giới và chiến lược PCSR:
    1.2.1 Tình hình SR thế giới và chiến lược PCSR những năm gần đây:
    Tình hình SR trong những năm gần đây đang trở nên nghiêm trọng.
    Theo thông báo của WHO (Hội nghị bộ trưởng 1992) mỗi năm toàn cầu có 13
    khoảng 300 - 500 triệu người mắc bệnh, trên 1 triệu người chết. SR đe dọa
    khoảng 2.200 triệu người chiếm 40% dân số thế giới đặc biệt nguy hiểm ở trẻ
    em và vùng dân cư nghèo đói [4].
    Những nước có chương trình tiêu diệt SR với nỗ lực trong vòng 25 – 30
    năm qua chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ. Tổng số ca mắc bệnh trong những
    khu vực này là khoảng 5 triệu mỗi năm. Tuy nhiên, theo ước tính số ca mắc
    bệnh trên thực tế có thể cao hơn 4 lần. Khoảng 80% số ca này là ở Châu Á
    (ngoại trừ Trung Quốc), tình hình SR đang xấu đặc biệt ở bán đảo Đông
    Dương là khu vực chịu ảnh hưởng trầm trọng của hiện tượng kháng thuốc.
    Các chuyên gia y tế của WHO cũng đánh giá rằng, tại Ấn Độ CTPCSR không
    có tiến bộ trong những năm gần qua. Dù cho phần lớn dân cư Châu Á – Mỹ
    đang sống trong những vùng nguy cơ SR tương đối thấp, nhưng tình hình SR
    ở khu vực biên giới với sự phát triển của kinh tế – xã hội là những vấn đề cho
    PCSR. Ở những vùng này, biến động môi trường, di biến động dân số, không
    có cơ sở y tế làm cho tình hình SR xấu đi [25], [26]
    Trong những năm của thập kỷ 30 của thế kỷ XX, ngoài các nghiên cứu
    phát hiện những giai đoạn phát triển của KSTSR trong cơ thể người còn có
    những phát minh quan trọng về thuốc SR. Nhiều thuốc đã được tổng hợp:
    pamaquine, primaquine, proguanil, nhưng quan trọng hơn cả là
    chloroquine, một loại thuốc thuộc nhóm 4 - amino quinoleine ít độc, có thể sử
    dụng thay thế quinine một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, DDT
    được tìm thấy có giá trị diệt muỗi với tính chất tồn lưu kéo dài trên tường
    vách và có thể sử dụng rộng rãi để diệt muỗi SR. Các loại thuốc SR cùng với
    DDT khi được áp dụng rộng rãi đã làm giảm nhanh chóng bệnh SR ở nhiều
    nước. Vì vậy tại Đại hội đồng WHO lần thứ VIII (1955) đã chấp nhận chiến
    lược TDSR trên quy mô rộng lớn với mục tiêu là thanh toán SR toàn cầu đến
    mức có thể kiểm soát từng trường hợp bệnh. [11], [21]
    Nội dung cơ bản của chiến lược tiêu diệt SR toàn cầu này là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...