Luận Văn Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố liên quan tử vong của sơ sinh được phẫu thuật trong vòn

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh lí ngoại khoa là một nhóm bệnh quan trọng ở trẻ sơ sinh (1). Các dạng bệnh rất đa dạng và phức tạp(9). Việc can thiệp phẫu thuật cũng vô cùng nặng nề vì sơ sinh có rất nhiều yếu tố góp phần làm diễn tiến bệnh nặng nề như dị dạng bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung, suy hô hấp và sức đề kháng rất yếu, dễ nhiễm trùng bệnh viện (5). Đối với các trường hợp phải phẫu thuật sớm dưới 24 giờ sau nhập viện thì vấn đề phẫu thuật còn phức tạp hơn, vì chủ yếu đó là những trường hợp phẫu thuật cấp cứu do diễn tiến bệnh nặng nề, việc chuẩn bị tiền phẫu không kĩ, vấn đề nhiễm trùng, những rối loạn do bệnh lí xảy ra từ tuyến trước, cần hồi sức tích cực cũng như phải phẫu thuật sớm nhằm cứu mạng sống của bệnh nhân càng khiến tiên lượng tử vong của bệnh nhân càng cao. Các mặt bệnh thường gặp cần phẫu thuật dưới 24 giờ sau nhập viện như viêm phúc mạc (bào thai hoặc sau sinh), xoắn ruột, thoát vị màng não tủy vỡ vỏ bọc, thoát vị rốn, hở thành bụng, tắc ruột, thủng tạng rỗng đó là những mặt bệnh diễn tiến nhanh, nặng và dễ bị nhiễm trùng, đe dọa tính mạng của bệnh nhi.
    Tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn miền Nam nói chung, phẫu thuật sơ sinh được tiến hành chủ yếu tại 2 bệnh viện Nhi là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh, khả năng phẫu thuật cũng như những tiến bộ trong công tác gây mê hồi sức và phẫu thuật đã cứu sống được nhiều trường hợp phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có 1 tổng kết nào về các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng cũng như đặc điểm về hồi sức của các trẻ sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Vì vậy cần có 1 nghiên cứu đánh giá về các yếu tố góp phần vào tử vong của sơ sinh cần phẫu thuật sớm dưới 24 giờ tuổi nhằm tìm các yếu tố tiên lượng trước điều trị cho bệnh nhân cũng như tìm những yếu tố có thể can thiệp điều trị để cải thiện tỉ lệ tử vong của sơ sinh hậu phẫu.
    Mục tiêu nghiên cứu

    - Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong của sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian từ 3/2008 đến 3/ 2009.
    - Xác định tỉ lệ phần trăm sơ sinh phải phẫu thuật ngay trong vòng 24 giờ sau nhập viện so với tổng số sơ sinh nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
    - Xác định % đặc điểm lâm sàng: giới tính, ngày tuổi, tuổi thai, cân nặng, điểm số CRIB thời gian nằm viện tuyến trước và loại bệnh lí cần phẫu thuật. Xác định % tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật của sơ sinh trong thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức.
    - Xác định mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng khi nhập viện với yếu tố tử vong sau này của bệnh nhân.
    TÀI LIỆU THAM KH­ẢO
    1. Anita K.M Zaidi (2005). Hospital – acquired neonatal infections in developping country. The Lancet (365) pp 1175 – 1188
    2. Gordon B. Avery (1999). ‘ Futility consideration in the Neonatal Intensive care unit” Neonatalogy – Pathophysiology management of the newborn. Lippincotte Williams and Wilkins. Pp 9- 15
    3. Goulet O, Maurage C et al (1990). ‘Résection étendue du grêle dans période néonatale ‘Arch Fr Pediatrie. 309 - 392
    4. Kubota M (2005). “The recent trends regarding neonatal GI tract anomalies”. 19 th congress of Asian Association pediatric surgery.ABSTRACT
    5. Maugat S. et al (2003). “reduction significative des infections nosocomiales: analyse stratifie des enquetes nationales de prevalence conduites en 1996 – 2001 dans l’inter region Nord. Pathologie Biologie 51 pp 483 - 489
    6. Mauricio A. Escobar (2004). “Duoenal atresia and stenosis: long – term follow – up over 30 years. Journal of pediatric surgery. Vol 39, issue 6, june, pp 867 - 871
    7. [B]Nguyễn Trần Nam (2006), [I]Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong ở sơ sinh dị dạng bẩm sinh đường tiêu hóa được phẫu thuật tại Khoa hồi sức ngoại bệnh viện Nhi đồng I, Luận văn tốt nghiệp Nội trú Nội Nhi, Đại học Y Dược TP HCM
    8. [B]Nguyễn Thị hạnh Lê (2003), Đánh giá giá trị của khí máu trong hậu phẫu ngực ở sơ sinh Khoa hồi sức ngoại bệnh viện Nhi đồng 2. [I]Báo cáo Khoa học Hội nghị Nhi Khoa các tỉnh miền nam.
    9. [B]Phạm Lê An (2005), [I]Xây dựng mô hình bệnh Nhi tại Khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2. Luận án Tiến sĩ Y khoa 2004, ĐHYD TPHCM
    10. [B]Trương Quang Định (2004), Dị tật bẩm sinh và các vấn đề Ngoại khoa ở trẻ sơ sinh, Bệnh lí sơ sinh lâm sàng-thủ thuật. NXB TPHCM, trang 132-136[/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...