Thạc Sĩ Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến nă

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2011


    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    . 13
    1.1. Những hiểu biết hiện đại về Sốt xuất huyết Dengue . 13
    1.1.1. Lịch sử bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới . 13
    1.1.2. Dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue . 14
    1.1.3. Tình hình dịch Sốt xuất huyết Dengue hiện nay 17
    1.1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Sốt xuất huyết Dengue . 23
    1.1.5. Nguy cơ bùng nổ dịch Sốt xuất huyết Dengue 25
    1.1.6. Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue . 28
    1.2. Các nghiên cứu về tử vong do Sốt xuất huyết Dengue 30

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 38
    2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ 38
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 39
    2.3. Thời gian nghiên cứu . 40
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 42
    2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 42
    2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu . 42
    2.5.1. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử
    vong do Sốt xuất huyết Dengue . 42
    2.5.2. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue 43
    2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 45
    2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 45
    2.6.2. Công cụ thu thập số liệu . 46
    2.7. Sai số và khống chế sai số . 46
    2.7.1. Sai số 46
    2.7.2. Khống chế sai số 46
    2.8. Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu . 47
    2.9. Đạo đức trong nghiên cứu . 48

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 49
    3.1. Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 . 49
    3.1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong do Sốt xuất huyết Dengue từ năm 2008 đến năm 2010 49
    3.1.2. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo địa lý . 52
    3.1.3. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo thời gian tháng/ năm . 55
    3.1.4. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo đặc điểm nhân khẩu học . 56
    3.2. Đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt
    xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 . 58
    3.2.1. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo các biểu hiệu lâm sàng 58
    3.2.2. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo các biểu hiện cận lâm sàn . 63
    3.2.3. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo tuyến cơ sở y tế và thời gian điều trị . 64

    Chương 4: BÀN LUẬN 67
    4.1. Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 . 67
    4.2. Đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt
    xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 . 77

    KẾT LUẬN .
    85

    KIẾN NGHỊ 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính, gây dịch do muỗi truyền. Bệnh được lây truyền từ người sang người bởi vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes, là bệnh do vi rút lây truyền qua động vật chân đốt lây lan nhanh nhất thế giới. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao [54].
    Trong 50 năm qua, tần suất mắc mới của bệnh đã tăng lên 30 lần với sự mở rộng phạm vi địa lý tới các nước mới, khoảng 50 triệu ca nhiễm Dengue xảy ra hàng năm và khoảng 2,5 tỷ người đang sống ở các nước có SXHD. Nghị quyết năm 2002 của Hội đồng Y tế thế giới WHA55.17 kêu gọi Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và các quốc gia thành viên quan tâm hơn tới SXHD. Đặc biệt quan trọng là Nghị quyết năm 2005 của Hội đồng Y tế thế giới WHA58.3 về việc sửa đổi Quy định Y tế quốc tế (IHR), trong đó SXHD được coi như một ví dụ bệnh có thể gây tình trạng y tế công cộng khẩn cấp tầm quốc tế có ảnh hưởng tới an ninh y tế do có khả năng phá vỡ và lây lan nhanh chóng ra ngoài biên giới quốc gia [54].
    Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi SXHD là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Một số nước có tỷ lệ mắc và tử vong cao trong những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-sia, Niu-Ca-lê-đô-nia, Pa-lau, Phi-lip-pin, Ta-hi-ti, Xinh-ga-po, Lào và Cam-pu-chia. Bệnh là một trong những nguyên nhân chính nhập viện và gây tử vong của trẻ em tại các nước nhiệt đới của Châu Á – Thái Bình Dương [17], [40], [54].
    Tại Việt Nam, SXHD là dịch lưu hành địa phương, bùng nổ theo chu kỳ với khoảng ch trung bình 4 - 5 năm. Vụ dịch lớn gần đây nhất xảy ra vào năm 1998, có 234.920 trường hợp mắc, trong đó 377 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh/thành phố (tỉnh) [1], [2]. Đặc biệt, từ năm 2003 trở lại đây, bệnh có chiều hướng quay trở lại, đến năm 2007 có số mắc và tử vong tăng vọt, cao nhất trong giai đoạn 1999 - 2007 (với 104.465 trường hợp mắc, 88 trường hợp tử vong, trong đó số mắc tăng gấp đôi, số tử vong tăng 27% so với trung bình giai đoạn 1999 – 2007). Giai đoạn 2001 – 2005, SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Việt Nam [2]. Bệnh đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng do tính chất diễn biến dịch phức tạp và tỷ lệ tử vong cao [2], [5], [40], [54], [55].
    Trong thời gian qua, tại Việt Nam và trên thế giới, hầu hết các công trình nghiên cứu về SXHD chủ yếu tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc, hóa chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh; kiến thức thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh. Một số ít nghiên cứu được thực hiện trên các trường hợp tử vong do SXHD chủ yếu nhận xét về các đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng và dấu hiệu cảnh báo trước tử vong [19], [20], [21], [24], [34], [35], [43], [50], [52], [57]. Tuy vậy, hầu hết các tác giả thực hiện nghiên cứu về các trường hợp tử vong do SXHD tại một số vùng miền hoặc toàn quốc trong các năm từ năm 2007 trở về trước. Trong giai đoạn từ 2008 tới nay, dịch SXHD tiếp tục bùng phát mạnh nhưng chưa có nghiên cứu nào nhận xét toàn diện về đặc điểm dịch tễ học tử vong do SXHD tại Việt Nam. Để có những bằng chứng khoa học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong do SXHD trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010”, với hai mục tiêu sau:

    1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
    2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
     
Đang tải...