Tiến Sĩ Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hen phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp phổ biến nhất với
    các biểu hiện đặc trưng là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho xuất hiện
    thành từng đợt, tái phát nhiều lần trong năm và có thể gây tử vong. Bệnh phổ
    biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính, hiện nay thế giới
    đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn đang phát triển
    theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ 45% lên 59%
    vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa [60].
    Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo Chương
    trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen (GINA) hiện nay cứ 250 người
    tử vong thì có 1 tử vong do hen, số năm sống khuyết tật bị mất đi do hen cũng
    có xu hướng cao hơn trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số, điều này phản
    ánh tình trạng tăng tỉ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư [60].
    Trong nhiều thập kỉ qua, những thành tựu khoa học đã giúp chúng ta
    hiểu biết hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh hen và tìm ra các biện pháp chống
    lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Gần đây, chúng ta hiểu rằng hen là một
    bệnh lí đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở [61], là hậu
    quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan của người bệnh với các
    yếu tố môi trường bên ngoài. Mặc dù vẫn chưa có một loại thuốc hay phương
    pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen nhưng chúng ta hoàn toàn có thể
    kiểm soát bệnh hen và duy trì kiểm soát trong một thời gian dài. Muốn như
    vậy cần phải xây dựng chiến lược phòng chống hen dựa trên các số liệu điều
    tra từ các nghiên cứu dịch tễ học [60] nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực
    này lại gặp rất nhiều khó khăn do còn thiếu tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
    bệnh [95].
    Năm 1993 Nghiên cứu quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em
    viết tắt là ISAAC được thành lập và thống nhất phương pháp điều tra bệnh
    hen ở trẻ em trong cộng đồng. Theo kết quả điều tra từ các nghiên cứu phỏng
    2


    vấn bằng mẫu phiếu của ISAAC, tỉ lệ trẻ 13-14 tuổi được chẩn đoán hen dao
    động từ 1,6% đến 28,2% tùy từng địa điểm nghiên cứu [29].
    Tại Việt Nam những nghiên cứu dịch tễ học về hen phế quản ở cộng
    đồng vẫn còn rất ít. Phải đến năm 2010 chúng ta mới tiến hành điều tra được
    độ lưu hành hen ở người trưởng thành trên phạm vi cả nước, với tỉ lệ là 4,1%
    người mắc hen thì nước ta hiện đang có khoảng 4 triệu người bệnh [9]. Cũng
    theo kết quả của điều tra này, đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì
    hen nặng [10] và tỉ lệ được dự phòng hen mới chỉ đạt 26,2% [11]. Tình hình
    kiểm soát hen ở trẻ em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen
    dưới 15 tuổi chưa được điều trị dự phòng [11] .
    Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ, ở nước ta tỉ lệ được dự phòng
    hen của trẻ em rất thấp [11] trong khi đó kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ
    lại rất thiếu hụt [5] [21], số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen ở trẻ em vẫn
    chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
    các biện pháp can thiệp phòng chống hen cho trẻ em trong cộng đồng. Như
    vậy việc tiến hành các nghiên cứu về bệnh hen ở trẻ em nhất là các nghiên
    cứu can thiệp thực sự trở nên cấp thiết, chính vì lí do đó chúng tôi tiến hành
    đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14
    tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội”
    nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14
    tuổi tại quận Thanh Xuân và Long Biên, Hà Nội năm 2012.
    2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận nghiên
    cứu.
    3


    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Dịch tễ học bệnh hen phế quản
    Do vẫn không có tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ca bệnh
    hen nên các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh hen gặp rất nhiều khó khăn. Đây
    cũng chính là nguyên nhân gây ra việc đã từng có rất nhiều các nghiên cứu
    dịch tễ học xác định tỉ lệ mắc bệnh hen được tiến hành với các định nghĩa ca
    bệnh khác nhau [94]. Theo Pakkenan hiện có 3 phương pháp xác định ca bệnh
    hen được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu trên thế giới đó là [95]:
    + Hỏi trực tiếp để người bệnh tự thông báo đã bị mắc bệnh hen.
    + Hỏi về triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen là thở khò khè.
    + Đánh giá tăng đáp ứng đường thở bằng test gắng sức.
    Những ưu nhược điểm của từng phương pháp xác định ca bệnh hen
    trong các nghiên cứu dịch tễ học được Pakkenan tổng kết lại như sau [95]:
    - Đối với các nghiên cứu dịch tễ học xác định ca bệnh bằng cách phỏng vấn
    bằng bộ câu hỏi để người bệnh tự thông báo đã được bác sĩ chẩn đoán mắc
    hen hoặc có mắc triệu chứng khò khè là cách phổ biến nhất bởi ưu điểm của
    phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, có thể triển khai với cỡ mẫu lớn
    (nên giảm được sai số ngẫu nhiên) và chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp
    nghiên cứu bằng cách phỏng vấn sẽ gặp phải một số vấn đề đó là:
    + Ở những cộng đồng dân cư có trình độ học vấn thấp thì bệnh hen
    còn ít được biết đến, từ “wheezing” có thể không được dịch sát nghĩa.
    + Triệu chứng khò khè đặc hiệu cho bệnh hen nhưng nếu biểu hiện
    này nhẹ và trùng với thời điểm người bệnh có nhiễm khuẩn thì các thày thuốc
    cũng sẽ không chẩn đoán hen nhất là ở trẻ em hay ở những cộng đồng mà
    mức cảnh báo về bệnh hen chưa cao.
    4


    + Có nhiều người bệnh hen biểu hiện ho là triệu chứng duy nhất mà
    không có khò khè.
    Vì thế những trường hợp bệnh này có nguy cơ vắng mặt trong các
    nghiên cứu dịch tễ học sử dụng phương pháp phỏng vấn về bệnh hen hoặc
    triệu chứng bệnh để xác định ca bệnh hen [95].
    - Sử dụng test đánh giá đáp ứng đường thở với gắng sức và các yếu tố dược
    học cũng là một phương pháp được dùng để chẩn đoán xác định bệnh hen, tuy
    nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ đặc hiệu của phương pháp này đối
    với chẩn đoán hen là cao nhưng độ nhạy lại thấp [95].
    Cho đến gần đây đã có một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ học
    về hen tại hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng cho cả người lớn và trẻ
    em sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để xác định ca bệnh.
    Dựa vào tính chất hay tái phát của bệnh hen và triệu chứng thường gặp nhất
    của bệnh là khò khè các nghiên cứu đã chứng minh được việc người bệnh trả
    lời “có” với câu hỏi “bạn có từng bị thở khò khè trong vòng 12 tháng qua
    không?” có độ nhạy và độ đặc hiệu khá tốt thể hiện tình trạng có tăng đáp
    ứng đưởng thở và xác định người bệnh bị hen ở cả trẻ em và người lớn. Đây
    chính là câu hỏi trọng tâm của mẫu phiếu phỏng vấn của Tổ chức nghiên cứu
    quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em (ISAAC) [67] và Khảo sát sức
    khỏe về bệnh lí hô hấp ở cộng đồng của Châu Âu (ECRHS) [55] đang được
    đa số các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học để điều tra về tỉ lệ
    mắc hen trong cộng đồng trên toàn thế giới. Cho đến thời điểm này “khò khè
    trong 12 tháng qua” là tiêu chí có trong các báo cáo mô tả đặc điểm dịch tễ
    học về hen trên thế giới [60].


    5


    1.1.1 Dịch tễ học bệnh hen phế quản trên thế giới
    1.1.1.1 Tỉ lệ mắc bệnh
    Trong các nghiên cứu dịch tễ học tỉ lệ hiện mắc của bệnh hen phế
    quản được xác định là người bệnh đã từng mắc hen ở bất cứ thời điểm nào
    trong cuộc đời [94;95].
    - Tỉ lệ mắc hen ở trẻ em
    ISAAC là tổ chức đầu tiên trên thế giới thống nhất được cách nghiên
    cứu dịch tễ học bệnh hen ở trẻ em trong cộng đồng. Trong các nghiên cứu
    dịch tễ học theo ISAAC, các khái niệm được định nghĩa như sau [30]:
    + Trẻ đang khò khè nếu có biểu hiện khò khè trong 12 tháng qua.
    + Trẻ bị khò khè nặng nếu có một trong các biểu hiện: trong 12 tháng qua có
    khò khè từ 4 lần trở lên hoặc khò khè phải thức giấc vào ban đêm từ 1
    lần/tuần trở lên hoặc khò khè khiến trẻ phải nói ngắt quãng từng từ một.
    + Trẻ mắc hen nếu đã từng được chẩn đoán mắc hen vào bất cứ thời điểm
    nào trong cuộc đời.
    + Trẻ đang bị hen nếu trẻ đã từng được chẩn đoán hen ở bất cứ thời điểm nào
    trong cuộc đời và đang có khò khè.
    Theo ISAAC các nghiên cứu có thể sử dụng 2 công cụ để tiến hành
    điều tra đó là bảng câu hỏi in giấy và bảng câu hỏi video. Với nhóm trẻ 13-14
    tuổi, sử dụng bảng câu hỏi in giấy phỏng vấn trực tiếp trẻ trước sau đó nên
    phỏng vấn tiếp bằng bảng câu hỏi video, còn đối với trẻ 6-7 tuổi sử dụng bảng
    câu hỏi in giấy để phỏng vấn cha mẹ [30].
    Các nghiên cứu về tỉ lệ mắc hen và khè khò ở trẻ em theo ISAAC
    được tiến hành qua 3 giai đoạn: giai đoạn I phỏng vấn xác định tỉ lệ mắc hen
    trong một quần thể; giai đoạn II phỏng vấn các yếu tố nguyên nhân; giai đoạn
    III phỏng vấn để xác định xu hướng mắc hen, lặp lại nghiên cứu giống giai
    6


    đoạn I, tại chính các địa điểm nghiên cứu trước đó với khoảng cách về thời
    gian ít nhất là 3 năm [67].
    Cách tiến hành điều tra nghiên cứu giai đoạn I như sau: trước hết
    chọn địa điểm nghiên cứu, có thể dựa vào sự phân chia về đặc điểm địa lí,
    chủng tộc, tôn giáo , sau đó chọn mẫu nghiên cứu, đơn vị mẫu là các trường
    học trong địa điểm nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để có ít nhất 3000 trẻ ở
    mỗi địa điểm tham gia trả lời phỏng vấn. Theo tính tóan của ISAAC, với cỡ
    mẫu là 3000 trẻ trở lên thì kết quả nghiên cứu về tỉ lệ mắc hen và khò khè
    nặng ở trẻ có thể so sánh được với các nghiên cứu khác đảm bảo mức ý nghĩa
    thống kê là 99% [67].
    Toàn bộ các nghiên cứu tỉ lệ mắc hen ở trẻ em theo ISAAC giai đoạn
    I tiến hành vào năm 1994-1995 tại 155 địa điểm của 56 quốc gia được xử lí để
    có số liệu toàn cầu, trong số này có 30 quốc gia đã điều tra từ 2 địa điểm trở
    lên, có tổng số 463.801 trẻ 13-14 tuổi tham gia. Kết quả điều tra cho thấy: tỉ lệ
    đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi dao động từ 2,1% đến 32,2% tùy thuộc từng
    vùng, như vậy sự khác biệt về tỉ lệ giữa các vùng là 15 lần. Các quốc gia có tỉ
    lệ trẻ đang khò khè dưới 10% chủ yếu thuộc châu Á, Bắc Phi, Đông Âu, và
    Địa Trung Hải. Các quốc gia có tỉ lệ trên 20% chủ yếu là Anh, Úc, Bắc Mỹ và
    Mỹ La tinh. Sự khác biệt giữa các quốc gia lớn hơn sự khác biệt giữa các
    vùng trong một quốc gia. Tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen cũng khác nhau giữa
    các quốc gia, dao động từ 1,6% đến 28,2%. Trong các nghiên cứu của ISAAC
    thì tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen thấp hơn tỉ lệ trẻ đang bị khò khè [29].
    7




    Hình 1.1 Bản đồ tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi
    Các nghiên cứu ở nhóm trẻ 6-7 tuổi ít hơn so với nhóm trẻ 13-14
    tuổi. Có 91 địa điểm của 38 quốc gia với tổng số 257.800 cha mẹ tham gia
    điều tra. Kết quả, tỉ lệ trẻ đang bị khò khè dao động từ 2,1-32,2%, tỉ lệ trẻ
    được chẩn đoán hen dao động từ 1,4%-27,2%. Sự khác biệt về tỉ lệ trẻ đang
    khò khè và hen giữa các quốc gia lớn hơn giữa các vùng trong một quốc gia.
    Nhóm tuổi này tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen cũng thấp hơn tỉ lệ đang bị khò
    khè [29].
    8



    Hình 1.2 Bản đồ tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 6-7 tuổi
    - Tỉ lệ mắc hen ở người lớn
    Năm 2002-2003, theo Sembajwe trong nhóm người có độ tuổi từ 18-
    99 tuổi ở 64 quốc gia thì tỉ lệ được bác sĩ chẩn đoán mắc hen thấp nhất là ở
    Việt Nam (1,8%) và cao nhất là ở Úc (32,8%) [102].
    TCYTTG cũng đã tổ chức điều tra về bệnh hen tại 70 quốc gia gồm
    178.215 người tuổi từ 18-45 bằng cách phỏng vấn. Các khái niệm sử dụng
    trong cuộc điều tra này được định nghĩa như sau [109]:
    + Mắc hen: nếu người bệnh đã từng được bác sĩ chẩn đoán hen.
    + Mắc bệnh hen lâm sàng: đã được bác sĩ chẩn đoán hen và/hoặc đang phải
    dùng thuốc chữa hen trong 2 tuần qua.
    + Có triệu chứng bệnh hen: được bác sĩ chẩn đoán hen và/ hoặc đang bị khò
    khè.
    9


    Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ mắc hen là 4,3%, mắc hen trên lâm
    sàng là 4,5% và đang bị khò khè là 8,6%, sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen giữa
    các quốc gia lên tới 21 lần: ở Úc tỉ lệ là 20,96% trong khi ở Trung Quốc chỉ là
    0,19% [109] . Tỉ lệ mắc hen ở người lớn cao trên 10% tập trung ở khu vực
    Nam Mĩ, Úc và một số nước châu Âu, trong khi đó ở khu vực châu Á, châu
    Phi và Bắc Mĩ có rất ít số liệu về tỉ lệ này. Tỉ lệ đang bị khò khè cao trên 20%
    tập trung chủ yếu ở Châu Úc, Mĩ và một số nước thuộc châu Âu trong đó có
    Anh. Theo ước tính của TCYTTG, Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình
    Dương là khu vực có tỉ lệ mắc hen chung vào khoảng 5,85% [109].
    1.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen
    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố bên trong và bên ngoài
    có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen.
    - Các yếu tố bên ngoài
    + Yếu tố môi trường: các yếu tố môi trường cũng được chia thành 2 loại là
    yếu tố môi trường bên ngoài nhà và yếu tố môi trường bên trong nhà.
    Ở Châu Á, Gary Wong cho rằng yếu tố môi trường và chế độ ăn có
    thể đã ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen của trẻ em Trung Quốc vì khi so sánh tỉ lệ
    đang khò khè và hen ở trẻ 13-14 tuổi tại 3 địa điểm của Trung Quốc ông thấy
    tỉ lệ này ở Hồng Kông cao hơn so với Bắc Kinh và Quảng Châu [115].
    Hong-Yu Wang đã chứng minh môi trường sống là nguyên nhân gây
    ra sự khác biệt về tỉ lệ mắc khò khè giữa các vùng khi thấy những trẻ Trung
    Quốc sống ở Vancouver, Canada có tỉ lệ mắc hen tăng theo thời gian định cư
    tại đây [112]. El Sharif cũng xác nhận, tỉ lệ mắc hen ở trẻ em sống trong trại tị
    nạn ở Palesstine cao hơn những trẻ sống ở các làng hoặc thành phố lân cận
    chứng tỏ môi trường đã có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen ở trẻ [54].
    Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong nhà như nấm
    mốc, côn trùng, khói thuốc lá, các vật liệu trải nền nhà bằng nhựa nhiều
    10


    nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ tăng gấp 1,76 – 2,09
    lần nếu trẻ có tiếp xúc với nấm mốc [66], tăng 2,43 lần ở những người sử
    dụng chất liệu nhựa để dán lên tường nhà [69], tăng cao gấp nhiều lần ở
    những trẻ có tiếp xúc với gián so với những trẻ khác [81]. Nguy cơ mắc hen
    cũng cao gấp 3,5 lần nếu trẻ sinh ra từ những bà mẹ có hút thuốc lá khi mang
    thai vào 3 tháng cuối [40].
    + Nghề nghiệp: những nghề như nghề nhựa, cao su, gỗ, giấy, dệt, phòng thí
    nghiệm, kho hay lau dọn cũng làm tăng nguy cơ mắc hen cho các công nhân
    và những người làm tại đây [70].
    - Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh hen
    + Giới tính: nhiều nghiên cứu về hen ở trẻ em đều ghi nhận tỉ lệ mắc khò khè
    và hen ở nam cao hơn nữ [78;97] [98].
    + Cân nặng: có khoảng 2/3 người Mĩ trưởng thành bị thừa cân béo phì, trong
    số này khoảng 12% người bị mắc hen trong khi với những người có cân nặng
    bình thường tỉ lệ mắc hen chỉ là 6%. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sau
    khoảng thời gian 1 năm theo dõi những người có chỉ số BMI ≥25 có nguy cơ
    mắc bệnh hen cao gấp 1,51 lần so với những người có cân nặng bình thường
    [35;38].
    + Cơ địa dị ứng: trẻ mà cha mẹ có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen cao gấp
    3,29 lần so với những trẻ khác [66].
    1.1.1.3 Xu hướng mắc hen
    Có sự khác nhau về xu hướng mắc hen ở trẻ em giữa các khu vực
    trên trên thế giới. Tại Mĩ theo các số liệu về tỉ lệ mắc bệnh hen của Trung tâm
    kiểm soát và phòng chống bệnh thì năm 2001 tỉ lệ mắc hen là 7,3% đã tăng
    lên 8,4% vào năm 2010, tương đương 25,7 triệu người Mĩ mắc bệnh hen
    trong đó có khoảng 7 triệu trẻ em [26]. Xu hướng tăng tỉ lệ mắc hen tiếp tục
    được ghi nhận ở Mĩ vào những năm sau đó, năm 2010 khoảng 1/14 người dân
    11


    Mĩ mắc hen thì vào năm 2011 con số này là 1/12, đặc biệt Mĩ là quốc gia đã
    xác định nhóm người có tỉ lệ mắc hen cao nhất là trẻ em và phụ nữ [42]. Các
    quốc gia phát triển thuộc châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Niu Di Lân,
    Úc, Anh đều báo cáo tỉ lệ mắc hen đang tăng lên [28], tương tự như vậy ở
    châu Á, cả Hồng Kông, Singapore, Bangkok, Thái lan tỉ lệ khò khè và hen
    đều tăng.
    Theo tác giả Beggs, nhiều nơi trên thế giới ghi nhận có sự tăng tỉ lệ
    mắc bệnh hen theo thời gian, nguyên nhân được cho là do thay đổi về môi
    trường và lối sống, tuy nhiên tác giả cho rằng sự thay đổi khí hậu do tác động
    bởi con người cũng có thể là một yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng mắc hen
    tại một số khu vực trên thế giới [33].
    1.1.1.4 Tỉ lệ mới mắc
    Cho đến hiện nay vẫn chưa có cách nào để đo lường được chính xác
    tỉ lệ mới mắc của bệnh hen [87] do vậy các số liệu về tỉ lệ mới mắc của bệnh
    hen mới chỉ có trong các báo cáo từ sau năm 2000 và các số liệu thu thập
    được cũng chỉ có ở một số khu vực trên thế giới. Có 2 phương pháp chủ yếu
    để xác định các ca bệnh hen trong các nghiên cứu tỉ lệ mới mắc, cách thứ nhất
    là dựa vào phỏng vấn người bệnh về triệu chứng khò khè [37;63] hoặc đã
    được bác sĩ chẩn đoán hen [83] và cách thứ hai là dựa vào hồ sơ bệnh án để
    xác định số trường hợp bệnh hen đã được các thày thuốc chẩn đoán
    [59;96;101;106].
    - Tỉ lệ mới mắc hen qua các nghiên cứu thu thập kết quả khám bệnh từ hồ sơ
    bệnh án của các thày thuốc như sau:
    + Châu Âu: tỉ lệ mới mắc hen ở trẻ em và người trưởng thành của Anh vẫn
    rất cao (136,6/10.000/năm) và trẻ em ở Anh có xu hướng mắc nhiều bệnh dị
    ứng như hen, chàm viêm mũi dị ứng cùng lúc [96]. Ở Bồ Đào Nha tỉ lệ mới
    mắc chung là 2,02/1000 người/năm [106].
    12


    + Châu Mĩ: một nghiên cứu ở Canada cho thấy tỉ lệ mới mắc hen ở 2 khu vực
    Ontario và Simcoe Muskoka là 6,96 và 5,6/1000/năm [59;103]. Theo số liệu
    thống kê trên toàn nước Mĩ thì tỉ lệ mới mắc hen là 3,8/1000 người/năm còn
    tỉ lệ hen tái phát là 4,6/1000 người/năm, mùa thu và đông là thời điểm có tỉ lệ
    mới mắc hen cao nhất trong năm [101].
    - Tỉ lệ mới mắc hen qua các nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn:
    + Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn của ISAAC để xác định ca bệnh hen, nghiên
    cứu được tiến hành ở Thụy Điển cho thấy tỉ mới mắc hen của thiếu niên khu
    vực bắc Thụy Điển là 0,6-1,3/1000 người/năm [63]. Theo Broms các yếu tố
    nguy cơ phát triển bệnh hen ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường ở nước này là dị
    ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, biểu hiện khò khè, đã từng bị hen, cha mẹ bị
    viêm mũi dị ứng, cha mẹ bị hen và eczema [37].
    + Nghiên cứu tại Ý và Phần Lan thấy nguy cơ mắc hen giảm khi tuổi cao hơn
    [75].
    1.1.1.5 Tỉ lệ tử vong do hen
    Trong khoảng thời gian từ 1980 – 1993, tỉ lệ tử vong ở Mĩ là 1,7-
    3,7/100.000 dân, nhóm trẻ người da đen có tỉ lệ tử vong cao hơn da trắng. Tử
    vong ngoại viện do hen ở Mĩ đã tăng 23,3% năm 1990 lên 29,4% năm 2001
    [84]. Năm 2000 ở Mĩ tử vong trong số bệnh nhân nhập viện vì hen là 0,5% và
    có tới 1/3 các ca tử vong ở bệnh nhân hen là các trường hợp nhập viện vì hen
    nặng [30]. Năm 2005 tử vong do hen ở trẻ em Mĩ là 2,3/1 triệu dân [87]. Tại
    Thái Lan tỉ lệ tử vong do hen cũng tăng so với trước [48]. Tuy nhiên gần đây
    cũng đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ lệ tử vong do hen ở một số khu vực trên
    thế giới, điều này được cho là nhờ tăng sử dụng corticoides như Thụy sĩ [34],
    Bồ Đào Nha [86], Tây ban Nha [62], Nhật Bản [68].


    13


    1.1.2 Dịch tễ học hen phế quản ở Việt Nam
    Ở Việt Nam cho đến nay các số liệu về tỉ lệ mắc và tử vong do hen
    vẫn còn khá ít. Tỉ lệ mắc hen và các triệu chứng của bệnh hen qua một số
    nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như sau:
    - Năm 2003 Phạm Lê Tuấn công bố kết quả nghiên cứu bệnh hen ở học sinh
    Hà Nội bằng cách khám lâm sàng và làm xét nghiệm test lẩy da kết quả tỉ lệ
    mắc hen phế quản của trẻ nội thành là 12,56%, ngoại thành là 7,52% [23].
    - Các nghiên cứu sau đó ở nước ta đều được điều tra bằng mẫu phiếu phỏng
    vấn:
    + Ở Hà Nội năm 2005 sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn của ISAAC để điều tra
    tỉ lệ mắc khò khè ở trẻ em của hai trường tiểu học nội thành Hà Nội (lứa tuổi
    5-11 tuổi) tác giả Nga NN thấy tỉ lệ trẻ đã từng bị khò khè là 29,1% [88].
    Năm 2010 tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi tại huyện Thanh Trì Hà Nội là
    15,1% trong khi tỉ lệ trẻ được bác sĩ chẩn đoán hen chỉ là 2,6% [7].
    + Ở Đà Lạt năm 2004 Sy DQ phỏng vấn người dân sống ở đây kết quả tỉ lệ
    trẻ 5-15 tuổi có biểu hiện hen và triệu chứng giống hen là 3,4% [108].
    + Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Huỳnh Công Thanh phỏng vấn 940
    cha mẹ học sinh lớp 1-2 của tỉnh Tiền Giang vào năm 2007 kết quả tỉ lệ trẻ
    đang bị khò khè là 9%, được bác sĩ chẩn đoán hen là 2,2% [19]. Cũng năm đó
    tại cần Thơ số trẻ 13-14 tuổi đang bị khò khè chiếm tỉ lệ là 5%, đã được chẩn
    đoán hen là 1,4% [8].
    + Trên phạm vi toàn quốc, năm 2010 nghiên cứu xác định độ lưu hành hen
    của người trưởng thành từ 16 đến trên 80 tuổi tại 7 vùng sinh thái của Việt
    Nam sử dụng phương pháp phỏng vấn sàng lọc theo mẫu phiếu phỏng vấn của
    ECRHS và thăm khám lâm sàng nội khoa. Kết quả tỉ lệ mắc hen của người
    trưởng thành Việt Nam là 4,1%; nam mắc bệnh cao hơn nữ; địa phương có tỉ
    lệ mắc hen cao nhất là Nghệ An 7,65% và thấp nhất là Bình dương 1,51%,
    14


    như vậy có sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen giữa các vùng khác nhau của Việt
    Nam [9].
    Hiện chưa có các nghiên cứu về giai đoạn III của ISAAC và xác định
    tỉ lệ mới mắc hen được công bố do vậy chúng ta chưa có thông tin về xu
    hướng mắc bệnh hen ở Việt Nam.
    Về tỉ lệ tử vong do hen, theo kết quả điều tra năm 2010 thì tỉ lệ tử
    vong do hen giai đoạn 2005-2009 ở Việt Nam là 3,78 trường hợp/100.000 dân
    và tại tất cả các tỉnh thành phố ở nước ta tỉ lệ tử vong do hen đang có xu
    hướng tăng dần [12].
    Với những đặc điểm dịch tễ học của bệnh hen như chúng ta biết có
    thể thấy bệnh hen thực sự là gánh nặng kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Mĩ hàng
    năm chi phí trực tiếp để điều trị bệnh hen là khoảng 50 tỉ đô la và chi phí gián
    tiếp do phải nghỉ học và nghỉ làm vì hen là khoảng 56 tỉ đô la [43]. Ở Việt
    Nam, những số liệu này trên phạm vi cả nước cũng chưa được công bố, tuy
    nhiên với kết quả thu được về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do hen phế quản mà
    chúng ta mới có vào năm 2010 có thể phỏng đoán chi phí cho điều trị bệnh
    hen ở nước ta không nhỏ.
    1.2. Bệnh hen phế quản và triệu chứng khò khè
    1.2.1 Bệnh hen phế quản
    1.2.1.1 Định nghĩa hen theo GINA: Hen là một bệnh viêm mạn tính đưởng
    thở, với sự tham gia của nhiều loại tế bào và thành phần tế bào, làm tăng phản
    ứng đường thở, xuất hiện các cơn ho, khò khè, nặng ngực và khó thở tái phát,
    nặng hơn vào ban đêm, biến đổi theo đợt, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do
    dùng thuốc [60].
    1.2.1.2 Cơ chế bệnh sinh của hen: có 3 quá trình bệnh lý đáng chú ý nhất
    trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản đó là [60]:
    Viêm mạn tính đường thở
    15


    Co thắt phế quản
    Gia tăng tính phản ứng phế quản
    Diễn biến của quá trình bệnh lý trong hen phế quản được mô tả như
    sau:

















    Hình 1.3: sơ đồ diễn biến quá trình bệnh lý của bệnh hen phế quản
    Quá trình viêm với sự tham gia của nhiều tế bào viêm như đại thực
    bào, dưỡng bào, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, các tế bào biểu mô, tế
    bào nội mô, các bạch cầu đơn nhân, tương bào. Các tế bào viêm giải phóng ra
    nhiều thành phần tế bào, trong đó đáng chú ý là các cytokines của đại thực
    bào và tế bào lympho B [60].

    VIÊM
    TĂNG ĐÁP ỨNG
    PHẾ QUẢN
    CO THẮT
    PHẾ QUẢN
    TRIỆU CHỨNG
    BỆNH HEN
    CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỪ MÔI TRƯỜNG
    16


    1.2.1.3 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hen
    Trong số các yếu tố nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hen thì một
    số là yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và một số là yếu tố làm bùng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...