Thạc Sĩ Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2000-2009 (FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
    1.1 Virus dại 3
    1.1.1. Hình thái và cấu trúc .3
    1.1.2. Khả năng đề kháng .4
    1.1.3. Cấu tạo kháng nguyên 4
    1.1.4. Tính chất miễn dịch học .5
    1.1.5. Phân loại virus 5
    1.2 Sinh lý bệnh 6
    1.3 Tổn thương mô bệnh học 6
    1.3.1. Tổn thương không đặc hiệu 6
    1.3.2. Tổn thương đặc hiệu .7
    1.4 Đặc điểm lâm sàng bệnh dại ở người .7
    1.5 Chẩn đoán bệnh dại .8
    1.6 Đặc điểm dịch tễ học 8
    1.6.1. Nguồn truyền bệnh dại 8
    1.6.2. Phương thức lan truyền .9
    1.6.3. Bệnh dại ở người .10
    1.7 Điều trị và dự phòng .13
    1.7.1. Các biện pháp chung: 13
    1.7.2. Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm 14
    1.7.3. Một số điều kiện cần ở các đơn vị tiêm phòng dại .18

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    21
    2.1 Đối tượng nghiên cứu .21
    2.2 Địa điểm nghiên cứu: 21
    2.3 Thời gian nghiên cứu: hồi cứu số liệu từ 2000-2009 .22
    2.4 Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu cắt ngang 22
    2.5 Cỡ mẫu và chọn mẫu. .22
    2.6 Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu .22
    2.7 Kỹ thuật thu thập thông tin .24
    2.8 Xử lý số liệu 25
    2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 25

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .26
    3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với
    bệnh dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009. 26
    3.1.1. Tỷ lệ và số lượng bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm với bệnh dại ở
    miền Bắc từ 2000-2009 26
    3.1.2. Phân bố bệnh nhân tiêm dự phòng sau phơi nhiễm theo giới, tuổi 27
    3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian tiêm vắc xin sau khi phơi nhiễm 28
    3.1.4. Đặc điểm về súc vật cắn người .29
    3.1.5. Vị trí vết cắn .30
    3.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do bệnh dại tại các tỉnh miền
    Bắc từ 2000-2009 31
    3.2.1. Tỷ lệ và số trường hợp tử vong do bệnh dại từ 2000-2009 31
    3.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo tháng trong năm .32
    3.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo địa dư .32
    3.2.4. Phân bố tử vong do bệnh dại theo giới .39
    3.2.5. Phân bố tử vong do dại theo tuổi 40
    3.2.6. Súc vật truyền bệnh dại .40
    3.2.7. Phân bố tử vong do dại theo vị trí vết cắn 42
    3.2.8. Số lượng vết cắn .43
    3.2.9. Tình trạng tiêm phòng của bệnh nhân tử vong .43
    3.2.10. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tử vong do dại .44
    3.2.11. Một số yếu tô liên quan tới thời gian ủ bệnh của bệnh nhân 45
    3.2.12. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh dại .46

    Chương IV: BÀN LUẬN . .47
    4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân phơi nhiễm với vi rút dại 48
    4.3.1. Số lượng người tiêm phòng sau phơi nhiễm với vi rút dại .48
    4.3.2. Đặc điểm bệnh nhân dự phòng sau phơi nhiễm theo tuổi, giới 48
    4.3.3. Đặc điểm về súc vật gây ra vết thương .49
    4.3.4. Đặc điểm của vết thương và thời điểm tiêm dự phòng. .50
    4.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do dại. .50
    4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại giai đoạn 2000-2009 tại các tỉnh
    miền Bắc. .50
    4.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian trong năm 51
    4.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dư 52
    4.2.4. Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo tuổi và giới. .53
    4.2.5. Đặc điểm về nguồn truyền bệnh dại .53
    4.2.6. Số lượng và vị trí vết thương 55
    4.2.7. Triệu chứng lâm sàng .55
    4.2.8. Một số yếu tố liên quan tới thời gian ủ bệnh của bệnh nhân 56
    KẾT LUẬN .59
    KIẾN NGHỊ 61
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra bệnh nhân tử vong do bệnh dại
    Phụ lục 2: Mẫu báo cáo thống kê tiêm vaccin dại theo tháng
    Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tử vong do bệnh dại ở miền Bắc từ 2000-
    2009.

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh dại là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do virus dại, thuộc nhóm
    Lyssavirus, họ Rhabdoviridae gây ra, lây từ động vật sang người bởi chất tiết,
    thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại [27].
    Bệnh dại hiện nay vẫn còn thấy ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của
    Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hiện nay có khoảng 3,3 tỷ người sống trong
    vùng có bệnh dại lưu hành [33][35], mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật
    dại hoặc nghi dại cắn phải đi tiêm phòng bằng vaccine dại, có khoảng 55.000
    người chết do bệnh dại phần lớn tập trung ở các châu lục như Châu Phi, Châu
    Á, Châu Mỹ và 30-60 % số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi [6] [33] [35]
    [38][39]. Nguồn truyền bệnh dại là các động vật máu nóng hoang dã như chó
    sói, cáo, dơi hoặc các động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò [22] [33][35].
    Khu vực Châu Âu bệnh dại xảy ra ở các nước như CHLB Đức, Áo, Thuỵ
    Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary tuy nhiên chủ yếu là bệnh dại
    ở động vật, bệnh dại ở người rất hiếm xảy ra. [28] [35] [44].
    Khu vực Châu Á vẫn còn rất nhiều nước lưu hành bệnh dại như Ấn Độ,
    Nepan, Bangladet, Indonesia, Trung Quốc, Phi-lip-pin và Việt Nam. Theo
    TCYTTG tỷ lệ chết vì bệnh dại ở các nước này chiếm khoảng 90% trên toàn
    cầu. Số chi phí hàng năm cho bệnh dại ở các nước này lên tới 583 triệu đô la
    Mỹ [33] [35].
    Nước ta là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió
    mùa, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp, có tập tục nuôi chó từ lâu đời.
    Tình trạng nuôi chó thả rông, chó ra đường không có rọ mõm ngày càng nhiều
    ở cả nông thôn và thành thị do đó số người bị chó cắn rất nhiều và đó cũng là
    nguyên nhân làm cho bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các địa phương
    trong cả nước. Những năm 1989-1995, trung bình mỗi năm có 350-450 ca tử
    vong do dại trong đó tỷ lệ tử vong của miền Bắc chiếm 57,7% tỷ lệ tử vong của
    cả nước. Những năm từ 2004 đến nay bệnh dại có xu hướng tăng lên và các tỉnh
    miền Bắc vẫn là những địa phương có số ca tử vong cao nhất, đặc biệt Phú Thọ,
    Yên Bái, Hà Tây, Tuyên Quang. Năm 2007 có 131 ca tử vong do dại được phát
    hiện và báo cáo thì miền Bắc chiếm tới 68% (90 ca).
    Để cung cấp thêm thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình phòng
    chống bệnh dại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh
    dại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2000-2009
    ” nhằm các mục tiêu sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân điều trị dự phòng sau
    phơi nhiễm với vi rút dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009.
    2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học người bị tử vong do
    bệnh dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009.
    Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khống chế bệnh dại ở người.
     
Đang tải...