Luận Văn Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/11/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Dầu khí là một tài nguyên vô cùng quý giá. Các sản phẩm của dầu khí được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và là một nguồn năng lượng không thể thiếu trong các ngành công nghiệp và cuộc sống dân sinh, sơ bộ chúng ta có thể đánh giá nền kinh tế của một đất nước thông qua nền công nghiệp này. Ở Việt Nam, công tác tìm kiếm thăm dò được bắt đầu từ những năm 1960 ở miền bắc và sau năm 1975 ở miền nam. Tuy là một ngành công ngiệp non trẻ nhưng đầy triển vọng và đã sớm khẳng định được vị trí của mình khi đóng góp một phần rất lớn vào GDP của cả nước và đây cũng là một trong những ngành xuất khẩu thu ngoại tệ chính của Việt Nam. Tuy nhiên ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và đầu tư nghiên cứu kỹ càng từ lúc bắt đầu tìm kiếm, thăm dò đến lúc phát triển, khai thác mỏ. Chính vì vậy, cần phải tổng hợp, minh giải số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ số liệu địa chất, địa vật lý, từ kết quả khoan, thử vỉa, lấy mẫu, nghiên cứu địa hoá để có kết luận xác thực nhất về tiềm năng dầu khí khu vực nói chung và của mỏ nói riêng. Trong đó nghiên cứu địa hoá, đặc biệt địa hoá đá mẹ là một khâu quan trọng giúp đánh giá tổng quan về đá mẹ (độ giàu vật chất hữu cơ của đá mẹ, dự đoán pha của chất lưu, loại chất lưu có trong đá, môi trường thành tạo, độ trưởng thành, tiềm năng sinh và di cư của dầu và khí), giúp vạch ra phương hướng tìm kiếm, thăm dò tiếp theo nhằm gia tăng trữ lượng. Bể trầm tích Sông Hồng là một bể trầm tích trẻ, đá mẹ thường nằm ở những vùng trũng sâu và cũng chính tại những vùng trũng sâu này đá mẹ đạt độ trưởng thành cao nhất. Trong khi đó hầu hết các giếng khoan tìm kiếm, thăm dò dầu khí thường hướng tới các cấu tạo dương và các khối nâng để tìm kiếm sản phẩm. Do vậy tầng sinh được đánh giá theo những giếng khoan này gặp rất nhiều khó khăn, chưa đủ để đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm của đá mẹ tại những khu vực chìm sâu như trũng Đông Quan.
    Miền võng Hà Nội (MVHN) là một phần phía Tây Bắc của bể Sông Hồng có cấu trúc địa chất rất phức tạp và đang rất được quan tâm nghiên cứu. Trong đó công tác nghiên cứu đá sinh đang được triển khai mạnh mẽ. Với mong muốn hiểu biết
    2
    thêm về địa hóa nên tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội” để làm đồ án tốt nghiệp. Đề tài gồm ba phần chính: Chương I: Giới thiệu chung. Chương II: Nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực. Chương III: Nghiên cứu địa hoá đá mẹ khu vực trũng Đông Quan. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Mạnh Thường, người đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đồ án này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất dầu đã giúp tôi về chuyên môn và tạo điều kiện cho tôi có thời gian thực tập rất bổ ích tại công ty dầu khí Sông Hồng. Tôi xin được cảm ơn tới các kỹ sư đang làm việc tại công ty dầu khí Sông Hồng, đặc biệt là anh hướng dẫn Phạm Khoa Chiết, và các cán bộ phòng Thăm Dò - Khai Thác những người đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Mặc dù bản thân đã cố gắng song sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết và trình bày đồ án này, tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của toàn thể các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc nhằm xây dựng, chỉnh sửa đề tài này được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG . 3
    1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế nhân văn. . 3
    1.1.1 Vị trí địa lí. 3
    1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu 3
    1.1.3 Đặc điểm kinh tế nhân văn 5
    1.1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn. 5
    1.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò. . 6
    1.2.1 Công tác Địa vật lý: 6
    1.2.2 Công tác nghiên cứu và khoan 7
    CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC . 9
    2.1 Khái quát chung. 9
    2.2 Đặc điểm địa tầng 9
    2.2.1 Các thành tạo trước Đệ Tam . 9
    2.2.2 Trầm tích Đệ Tam 10
    2.2.3 Các thành tạo trầm tích Đệ Tứ( Q ). . 16
    2.3 Đặc điểm cấu kiến tạo 17
    2.3.1 Khái quát chung 17
    2.3.2 Các hệ thống đứt gãy . 17
    2.3.3 Phân vùng cấu trúc MVHN . 23
    2.3.4 Phân tầng cấu trúc 24
    2.4 Những nét cơ bản về lịch sử phát triển địa chất 26
    2.4.1 Khái quát chung 26
    2.4.2 các giai đoạn phát triển địa chất. . 26
    2.5 Tiềm năng dầu khí khu vực MVHN 29
    2.5.1 Tầng sinh . 29
    2.5.2 Tầng chứa 35
    2.5.3 Tầng chắn 38
    2.5.4 Kiểu bẫy . 38
    ii
    2.5.5. Khả năng dịch chuyển và tích tụ hydrocacbon 39
    CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ KHU VỰC TRŨNG ĐÔNG QUAN . 40
    3.1 Khái quát chung . 40
    3.1.1 Khái niệm đá mẹ 40
    3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá đá mẹ và các phương pháp nghiên cứu. 40
    3.2 Đặc điểm địa hóa đá mẹ trũng Đông Quan. 56
    3.2.1 Giới thiệu chung 56
    3.2.2 Độ giàu vật chất hữu cơ. . 57
    3.2.3 Loại vật chất hữu cơ 62
    3.2.4 Môi trường lắng đọng và phân hủy VCHC. 62
    3.2.5 Độ trưởng thành của VCHC 67
    3.2.6 Thời gian dịch chuyển của Hydrocacbon 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...