Luận Văn Đặc điểm địa chất và nguồn gốc thành tạo các đá siêu mafit (secpentinit) phức hệ Hiệp Đức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Secpentinit phức hệ Hiệp Đức đã được xác lập và mô tả trong công trình
    lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 và được ghép vào thành hệ hyperbazit với tỷ số
    MgO/FeO>6 (Huỳnh Trung và nnk, 1980). Chúng thành tạo những thể dạng thấu kính, dạng
    tấm với diện lộ nhỏ, xuyên nhập lên theo các đứt gãy lớn (rift) phương kinh tuyến hoặc á vĩ
    tuyến. Chúng không gây biến chất tiếp xúc nhiệt đá vây quanh và được gọi là các thể trồi nhập
    (protrusi) không có chân. Thành phần thạch học chủ yếu là olivinit, lecxolit, hacbuocgit; giàu
    MgO (32ư37%). Các thể secpentinit phân bố chủ yếu trong đới rift phổ biến các đá bazan biến
    đổi (spilit) và các thành tạo siêu mafit, mafit phức hệ Ngọc Hồi có tuổi Paleozoi sớm.
    Secpentinit Hiệp Đức không có chung nguồn gốc magma với các thành tạo spilit, pyroxenit,
    gabro nêu trên. Tổ hợp các thành tạo đó được xác lập tổ hợp ophiolit Kon Tum tuổi Paleozoi
    sớm và đối sánh với tổ hợp ophiolit kiểu Alpi (alpinotip). Đặc điểm thạch địa hóa secpentinit
    gần giống các thành tạo manti trên, hyperbazit alpinotip và đáy đại dương. Chúng bị ép nén
    (Paleozoi sớm) và trồi nguội theo các đứt gãy ở trạng thái cứng từ dưới sâu. Địa khối Kontum
    được hình thành vào Protezozoi muộn bị chia tách thành những mảng nhỏ bởi các đứt gãy lớn,
    theo đó trồi nhập các thể secpentinit phức hệ Hiệp Đức.
    Từ khóa: serpentinit, ophiolit, siêu mafit, hyperbazit, dunit, peridotit, phức hệ Hiệp
    Đức.
    Các thành tạo siêu mafit đã được mô tả sơ lược và không phân chia trong các công trình
    lập bản đồ địa chất sơ lược của các nhà địa chất Pháp (Saurin.E, 1964; Lacroix.A, 1933;
    Bouret R et Hoffet J.H, 1962, v.v ). Trong công trình nghiên cứu lập bản đồ địa chất phần
    phía Nam Việt Nam (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung và nnk,1980) [2], các
    thành tạo siêu mafit đã được nghiên cứu chi tiết và phân chia thành phức hệ Hiệp Đức có tuổi
    Paleozoi sớm (Pz1). Thành phần thạch học chủ yếu là secpentinit (apodunit) và được ghép vào
    thành hệ hyperbazit (Huỳnh Trung và nnk, 1980); sau này, trong chuyên khảo “Địa chất Việt
    Nam - Tập II [12]. Các thành tạo magma” đi kèm bản đồ địa chất nước CHXHCN Việt Nam tỷ
    lệ 1/500.000 (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao chủ biên) xuất bản 1988, các thành tạo
    magma siêu mafit Hiệp Đức đã được Nguyễn Kinh Quốc mô tả chi tiết (1986) với thành phần
    thạch học các khối là secpentinit và pyroxenit, v.v Tuy nhiên, trong các công trình nghiên
    cứu sau này, các thành tạo pyroxenit, gabropyroxenit được tách riêng ra và ghép vào phức hệ
    Ngọc Hồi cùng với gabro có tuổi Paleozoi sớm (Huỳnh Trung và nnk, 2001, 2004) [16].
    Như vậy, các thành tạo hyperbazit phức hệ Hiệp Đức có thành phần thạch học chủ yếu là
    secpentinit (hacbuocgit, lecxolit) thuộc thành hệ hyperbazit (có tỷ lệ MgO/FeO>6). Chúng
    thành tạo những thể nhỏ với diện lộ trên vài chục km2 có dạng thấu kính, dạng khối không đều
    đặn, dạng tấm phân bố dọc theo các đới đứt gãy lớn như đứt gãy Tam Kỳ-Hiệp Đức, đới đứt
    gãy dạng kinh tuyến phân bố phía tây địa khối Trường Sơn và địa khối Kontum và một vài nơi
    khác như đứt gãy vĩ tuyến 13 (đứt gãy Buôn Hồ-Tuy Hòa) (khối Phong Hanh - phía bắc Tuy
    Hòa); đứt gãy Quảng Ngãi-Kon Tum (khối tây nam Sơn Hà-Quảng Ngãi), các khối nhỏ siêu
    mafit phân bố trong các thành tạo trầm tích và phun trào vùng Núi Vú (Quảng Nam). Đá vây
    Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009
    Trang 90 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
    quanh các thành tạo siêu mafit Hiệp Đức có tuổi Proterozoi muộn-Paleozoi sớm với thành
    phần thạch học chủ yếu là trầm tích (lục nguyên và đá hoa dolomit), xen kẽ các đá phun trào
    mafit. Chúng hầu hết đều bị biến chất ở nhiều mức độ khác nhau, từ tướng đá phiến lục đến
    tướng amfibolit. Các đá phun trào bị biến chất thành tạo các đá amfibolit hoặc đá phiến lục.
    Nhiều nơi như Dak Lin (Bản Đôn), Dak Mi, ngầm Bà Huỳnh (Quảng Nam), Đức Bố (Quảng
    Ngãi), vùng Dak Sa, vùng Thạch Mỹ, Hiệp Đức, Khâm Đức, các đá phiến lục, amfibolit có
    thành phần hóa học tương ứng với đá spilit, đặc biệt vùng Dak Glei có đá phiến anbit clorit
    epidot có thành phần hóa học tương ứng với anbitofia, v.v (Huỳnh Trung và nnk, 2004)
    [16].
    Do đó, các đá siêu mafit phức hệ Hiệp Đức phân bố dọc các đới đứt gãy phương kinh
    tuyến (Quảng Trị, Khâm Đức, Ngọc Hồi, Sa Thầy), đới phương á vĩ tuyến (Khâm Đức-Làng
    Hồi-Hiệp Đức, Núi Vú-Tam Kỳ; Quảng Ngãi-Trà Bồng, Dak Tô; đới Tuy Hòa (Phong Hanh)-
    Dak Lin (hình No1).
    Ranh giới giữa các khối siêu mafit đó với các đá vây quanh (đá phiến lục, amfibolit) rất rõ
    ràng, thường có phương kéo dài thẳng, đá bị biến vị cà nát không đều (khối Làng Hồi, Hiệp
    Đức, Phong Hanh). Đặc biệt ở đới tiếp xúc hướng dốc của đá phiến lục, phiến sét gần trùng
    khớp với phương ép của đá siêu mafit, và hầu như không có đới biến chất tiếp xúc nhiệt. Có
    thể các thể thấu kính hoặc các khối kiến tạo siêu mafit đó không có chân? [17]. Chúng được
    xuyên nhập lên ở trạng thái cứng (nguội lạnh) trong các thành tạo trầm tích và đá phun trào bị
    biến đổi (phiến lục, amfibolit) có tuổi Proterozoi muộn-Cambri sớm dưới ảnh hưởng của sức
    ép kiến tạo và chúng được gọi là các thể trồi nhập (protrusi) siêu mafit.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...