Luận Văn đặc điểm địa chất, thạch học – khoáng vật, thạch địa hóa các thành tạo magma của tổ hợp ophiolit kon

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/3/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH HỌC – KHOÁNG, VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA CÁC THÀNH TẠO MAGMA CỦA TỔ HỢP OPHIOLIT KON TUM

    Tóm tắt : Tổ hợp ( thành tạo ophiolit Kon Tum đã được xác lập và mô tả khái quát ( Huỳnh Trung và nnk,2008,2009). Mặt cắt của tổ hợp ophiolit Kon Tum từ dưới lên gồm các thành tạo secpentinit (apodunit ) phức hệ Hiệp Đức, tiếp dần lên các các thành tạo magma xâm nhập pyroxenit, gabro phức hệ Ngọc Hồi và trên cùng là các thành tạo magma phun trào chủ yếu là bazan loạt toleit bị biến đổi (biến chất) với nhiều mức độ khác nhau thành tạo các đá pocfiroit, đá phiến lục có thành phần hóa học là spilit và các đá phun trào axit bị biến đổi mạnh mẽ thành tạo các đá pocfiroit có thành phần hóa học thuộc nhóm Keratofir (abitofir). So sánh với mặt cắt ophiolit điển hình thế giới (Popov.V.S, Bogachicov. O.a,2001) thì tổ hợp ophiolit Kon Tum chưa phát hiện các thành tạo đai mạch song song. Tuổi của ophiolit Kon Tum có tuổi Paleozoi sớm (PZ1) và đối sánh với tổ hợp ophiolit kiểu alpi (alpinotip). Các thành tạo secpentinit Hiệp Đức có đặc điểm thạch địa hóa tương đồng với vật liệu manti (vỏ đại dương) và được ép trồi lên ( trồi nguội) ở trạng thái cứng dọc theo đới tách giản (riftơ) Trường Sơn để hình thành bồn đại dương Paleozoi sớm (Hệ tầng Núi Vú ) Ranh giới của bồn đại dương chưa có thể khoanh định chính xác bởi vì diện phân bố của các thành tạo phun trào bị biến chất đó chưa đo vẽ đầy đủ trong các công trình lập bản đồ Địa chất trước kia và chúng được xếp vào các hệ tầng có tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi phổ biến các thành tạo magma phun trào đó thường gặp các thể thấu kính secpentinit Hiệp Đức và các đá siêu mafit, mafit phức hệ Ngọc Hồi. Chúng có các nguyên tố vi lượng đặc trưng với hàm lượng (ppm): Cr= 401-273 (18), Co = 14-40, Ni = 19-47 (113), V = 172-159; Sr = 72-116 (431). Trong các đá
    pocfiritoit thì Cr = 48-87,6(19,7), Co = 7-12, Ni = 8.1 -13,4 (211), V = 25,8-34,6; Sr = 95,6-386,2; trong các đá phiến lục (spilit) thì Cr = 14-43.8; Co = 9.9-43.7 (4,7); Ni = 40-125.5; V = 30.2-38.2; Sr = 55.8-171.2 (220,0).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...