Thạc Sĩ Đặc điểm địa chất – địa mạo thềm biển ven bờ Bình Lập, Cam Ranh –Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU .ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv

    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
    2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN . 2
    3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 3
    4. CƠ SỞ TÀI LIỆU 3
    5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 3
    PHẦN CHUNG . 5
    CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI
    . 6
    1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 6
    1.2. HỆ THỐNG THỦY VĂN 7
    1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU . 8
    1.4. KINH TẾ - XÃ HỘI . 9

    CHƯƠNG 2. ĐIỂM LẠI CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
    DUNG NGHIÊN CỨU
    13

    CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC CAM RANH – KHÁNH
    HÒA
    18
    3.1. VỊ TRÍ KIẾN TẠO . 18
    3.2. ĐỊA TẦNG . 18
    A. ĐỊA TẦNG . 18
    B. MAGAMA XÂM NHẬP 20
    3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 22
    3.3.1. Các tầng chứa nước lỗ hỗng 22
    3.3.2. Các tầng chứa nước khe nứt 23
    PHẦN CHUYÊN ĐỀ . 26


    CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KHỐI LƯỢNG THỰC
    HIỆN .
    27
    4.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, TỔNG HỢP TÀI LIỆU . 27
    4.2. NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO CỦA TRẦM TÍCH 28
    4.2.1. Nghiên cứu kiến trúc trầm tích. 28
    4.2.1.1. Định nghĩa. 28
    4.2.1.2. Kiến trúc của trầm tích vụn cơ học 28
    4.2.2. Nghiên cứu cấu tạo trầm tích 29
    4.2.2.1. Định nghĩa . 29
    4.2.2.2. Các kiểu cấu tạo trong lớp . 29
    4.2.2.3. Cấu tạo mặt lớp 31
    4.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐỘ HẠT . 31

    CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỀM BIỂN VEN BỜ BÌNH LẬP 33
    5.1. VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU . 33
    5.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH – ĐỊA MẠO THỀM BIỂN . 36
    5.3. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN THẠCH HỌC . 41
    5.3.1. Thành phần vật liệu . 41
    5.3.2. Mô tả thạch học đá trầm tích thềm biển . 42
    5.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN HÓA HỌC 61
    5.5. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO CỦA THỀM BIỂN CAM LẬP VÀ MỐI
    QUAN HỆ VỚI SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA VỊNH CAM RANH 67
    5.5.1. Môi trường trầm tích của khu vực nghiên cứu . 67
    5.5.2. Điều kiện thành tạo của thềm biển Cam Lập và mối quan hệ với
    sự hình thành phát triển của vịnh Cam Ranh 69
    5.5.3. So sánh với đường bờ hiện tại . 73
    KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Vịnh Cam Ranh là một trong 3 vịnh lớn trong hệ thống vũng vịnh ven biển
    miền Trung, với mục đích chủ yếu là phục vụ quân sự. Chỉ sau khi Chính phủ Liên
    Bang Nga bàn giao lại cho Việt Nam (2/2002) mới có sự tham gia quản lý của quân
    đội Nhân Dân Việt Nam và chính quyền địa phương thì các tiềm năng kinh tế phục
    vụ nhu cầu phát triển của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung, thì vịnh
    Cam Ranh đã được đánh thức thật sự.
    Thôn Bình Lập nằm ở phía Đông bán đảo Shop, thuộc vùng bờ phía Nam của
    phần ngoài vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa. Cộng đồng dân cư sống tập trung tại khu
    vực thung lũng trước núi và trên đụn cát cổ, cuộc sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt,
    nuôi trồng thủy sản.
    Trong vài năm gần đây, với sự phát triển mạnh các ngành kinh tế (đặc biệt là
    kinh tế du lịch) của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Thị xã Cam Ranh nói riêng, sự
    phát triển của Khu Bảo tồn Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), khu vực Cam Lập đã được
    đầu tư mở đường để phát triển một số ngành kinh tế, trong đó đặc biệt ưu tiên phát
    triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thuỷ sản. Thôn Bình Lập lâu nay giao
    thương với thị xã Cam Ranh và ngay cả các thôn trong xã bằng đường biển, nay đã
    có đường tỉnh lộ nối vào, có hệ thống điện thuộc mạng lưới điện Quốc gia, lại có
    cảnh quan tự nhiên sơn thuỷ hữu tình, liền kề là phần phía bắc của khu bảo tồn Núi
    Chúa, trong phạm vi thung lũng trước núi là các đụn cát được hình thành vào các
    thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển địa chất khu vực, các bãi cát trắng dài
    hàng chục km, hình thành hệ thống bãi tắm đẹp với địa hình bãi thoải, nước biển
    trong xanh, môi trường tự nhiên còn mang đậm vẻ hoang sơ nguyên thuỷ. Chính các
    điều kiện này là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch tại
    khu vực này.
    Tại một số nơi trong khu vực bãi biển Bình Lập bắt gặp dấu tích của một thềm
    biển cổ, được cấu tạo bởi các thành phần vật liệu khác nhau: trầm tích cát kết, khối
    san hô chết, Trên bề mặt thềm biển này, tại nhiều nơi còn bảo tồn rất tốt những
    di tích hoạt động của các loài sinh vật biển hay những dấu hiệu biểu hiện liên quan
    với quá trình phát triển địa chất trong khu vực
    Nhằm bổ sung tư liệu và góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển địa chất và
    đặc điểm cổ khí hậu khu vực Nam Trung Bộ nói chung và vịnh Cam Ranh nói
    riêng, từ những kết quả nghiên cứu hiện có (Trịnh Thế Hiếu và cs., 2004; Nguyễn
    Đình Đàn và cs., 2007), được sự góp ý và đồng thuận của giáo viên hướng dẫn, học
    viên chọn khu vực Bình Lập làm vùng nghiên cứu phục vụ cho luận án với tên đề
    tài là: “Đặc điểm địa chất - địa mạo thềm biển ven bờ Bình Lập, Cam Ranh -
    Khánh Hòa”.

    Việc nghiên cứu và xác định các thềm biển cổ ứng với mực nước ổn định
    giữa các thời kỳ biển tiến, biển thoái có một ý nghĩa quan trọng của ngành khoa học
    trái đất nói chung. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn các quá trình địa chất - địa
    mạo đã xảy ra trong quá khứ, cảnh quan cổ địa lý, nguồn cung cấp vật liệu trầm tích
    biển, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản nhằm giúp cho các nhà khoa học xác định được
    lịch sử phát triển của khu vực.
    Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, nguồn tài liệu, kinh phí cũng như khả
    năng còn hạn chế, học viên xin được phép giới hạn mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
    được trình bày trong các phần dưới đây.

    2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
    * Đối tượng.
    Đối tượng nghiên cứu chính là: Thềm biển tích tụ có tuổi Holocene giữa (Q2
    2) và các trầm tích Đệ Tứ khu vực Bình Lập, Cam Ranh – Khánh Hòa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...