Thạc Sĩ Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục iii
    Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt iv
    Danh mục bảng thống kê . v
    Danh mục hình . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ 9
    1.1. Cơ sở lí luận 9
    1.1.1. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá . 9
    1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đặc điểm dân số . 20
    1.2. Cơ sở thực tiễn 25
    1.2.1. Đặc điểm dân số Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 25
    1.2.2. Đặc điểm dân số vùng Trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 1999 – 2009 33
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
    Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TỈNH TUYÊN QUANG . 35
    2.1. Tổng quan về địa bàn ngiên cứu . 35
    2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 35
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên . 37
    2.1.3. Trình độ phát triển kinh tế 41
    2.1.4. Trình độ văn hóa, giáo dục và y tế 44
    2.1.5. Cơ sở hạ tầng . 46
    2.2. Đặc điểm dân số 48
    2.2.1. Qui mô dân số . 48
    2.2.2. Gia tăng dân số 49
    2.2.3. Cơ cấu dân số 60
    2.2.4. Phân bố dân cư và đô thị hóa 73
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA TỈNH
    TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020 78
    3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 78
    3.1.1. Quan điểm . 78
    3.1.2. Mục tiêu 79
    3.1.3. Định hướng phát triển dân số 80
    3.2. Các giải pháp nhằm ổn định dân số, nâng cao chất lượng dân cư 82
    3.2.1. Thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ để giảm gia tăng dân số tự
    nhiên, ổn định qui mô và cơ cấu dân số 82
    3.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế 96
    3.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội . 99
    3.2.4. Giải pháp về môi trường . 103
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 104
    KẾT LUẬN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

    iv
    DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
    TT Từ, thuật ngữ viết tắt Giải nghĩa từ, thuật ngữ viết tắt
    1 ASFRx Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi
    2 CBR Các tỉ suất sinh
    3 CBR Tỉ suất sinh thô
    4 CDR Tỉ suất chết thô
    5 CSSKSS/KHHGĐ Chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình
    6 DS-KHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình
    7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    8 GDP/người Thu nhập bình quân đầu người
    9 GRR Tỉ suất tái sinh sản nguyên
    10 IMR Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
    11 LR Tỉ số người lớn biết chữ
    12 NMR Tỉ suất gia tăng cơ học
    13 NRR Tỉ suất tái sinh sản tịnh
    14 PGR Tỉ suất gia tăng dân số PGR
    15 RNI Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên RNI
    16 SR Tỉ số giới tính
    17 TDMNBB Trung du miền núi phía Bắc
    18 TFR Tổng tỉ suất sinh
    v
    DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ
    Bảng 1.1. Cơ cấu dân số trẻ và già 16
    Bảng 1.2. Tuổi thọ trung bình và tỉ suất tử vong của trẻ sơ sinh 28
    giai đoạn 1989 - 2009 28
    Bảng 1.3. Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 - 2009 28
    Bảng 1.4. Tỉ số phụ thuộc của nước ta, giai đoạn 1989 – 2009 28
    Bảng 1.5. Diện tích và dân số theo các vùng KT-XH nước ta, năm 2010 . 31
    Bảng 1.6. Qui mô dân số vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 1999 - 2010 33
    Bảng 2.1. Diện tích và các đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2012 . 37
    Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang từ năm 1999- 2012 . 39
    Bảng 2.3. GDP/người tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 – 2012 (giá thực tế) . 43
    Bảng 2.4. Mạng lưới y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 – 2012 . 45
    Bảng 2.5 Dân số tỉnh Tuyên Quang so với cả nước và TDMNPB 1999 - 2009 . 48
    Bảng 2.6 Qui mô và gia tăng dân số theo huyện/thành phố giai đoạn 1999- 2012 49
    Bảng 2.7 Tổng tỉ suất sinh tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2012 . 49
    Bảng 2.8. Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ Tuyên Quang năm 1999 và 2009 . 51
    Bảng 2.9 Tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên của Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 52
    Bảng 2.10. Mức sinh tỉnh Tuyên Quang theo thành thị và nông thôn năm 2009 . 53
    Bảng 2.11. Tỉ suất tử thô của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2009 . 55
    Bảng 2.12. Tuổi thọ bình quân năm 2009 phân theo huyện, thành phố 57
    Bảng 2.13. Tỉ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 58
    Bảng 2.14. Tỉ lệ giới tính và tỉ số giới tính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 . 60
    Bảng 2.15. Sự khác biệt cơ cấu giới tính theo huyện, thành phố 61
    Bảng 2.16. Tỷ số giới tính khi sinh theo huyện/thành phố giai đoạn 1999 - 2009 . 62
    Bảng 2.17. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đặc trưng tỉnh Tuyên Quang năm 1999 và 2009 64
    Bảng 2.18. Tỷ số phụ thuộc của tỉnh Tuyên Quang năm 1999 và 2009 . 64
    Bảng 2.19. Chỉ số già hóa của tỉnh Tuyên Quang, năm 1999 và 2009 . 65
    Bảng 2.20. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Tuyên Quang năm
    1999 - 2009 và năm 2012 66
    Bảng 2.21. Cơ cấu trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao
    động năm 1999 và 2009 66
    vi
    Bảng 2.22. Cơ cấu lao động theo khu vực và loại hình kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm
    1999 và 2009 . 67
    Bảng 2.23. Tỉ lệ nhập học các cấp của tỉnh Tuyên Quang năm 2009 . 69
    Bảng 2.24. Tỉ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT năm 2009 . 69
    Bảng 2.25. Dân số và cơ cấu các dân tộc tỉnh Tuyên Quang năm 1999 và 2009 . 70
    Bảng 2.26. Cơ cấu các dân tộc theo huyện, thành phố năm 2009 . 71
    Bảng 2.27. Mật độ dân số chia theo huyện/thành phố năm 1999 và 2009 75
    Bảng 2.28. Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Tuyên Quang theo thành thị và nông thôn giai
    đoạn 1999 - 2009 . 76
    Bảng 2.29. Dân số, số dân thành thị và tỉ trọng dân số thành thị theo huyện/thành phố
    năm 1999 và 2009 77
    Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chính về sức khỏe của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 81
    vi
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 . 26
    Hình.1.2 Tổng tỉ suất sinh (TFR) nước ta giai đoạn 1999 - 2010 . 27
    Hình 1.3. Tỉ suất sinh thô (CBR) của nước ta giai đoạn 1999 - 2010 27
    Hình 1.4. Tháp dân số Việt Nam, năm 1999 và 2009 . 29
    Hình 1.5. Tỉ số giới tính nước ta giai đoạn 1979 - 2010 . 29
    Hình 1.6. Tỉ số giới tính của các vùng kinh tế - xã hội năm 2010 30
    Hình 1.7. Tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 1979 - 2009 30
    Hình 1.8. Mật độ dân số các vùng nước ta, năm 2010 . 32
    Hình 1.9. Tỉ lệ dân thành thị nước ta, 1979 - 2009, dự báo đến năm 2025 32
    Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang . 36
    Hình 2.2. Qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2012 41
    Hình 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2012 . 42
    Hình 2.4. Qui mô dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2012 . 48
    Hình 2.5. Tổng tỉ suất sinh của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2012 50
    Hình 2.6. CBR tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2010 50
    Hình 2.7. Tỉ suất tái sinh sản nguyên và tỉ suất tái sinh sản tịnh của tỉnh Tuyên
    Quang , vùng TDMNPB và cả nước năm 2009 52
    Hình 2.8. Tỉ suất tử thô của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2012 . 54
    Hình 2.9. IMR tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2012 . 56
    Hình 2.11. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2012 . 57
    Hình 2.12. Bản đồ quy mô và gia tăng dân số tỉnh Tuyên Quang 59
    Hình 2.13. Tháp dân số tỉnh Tuyên Quang năm 1999 và 2009 63
    Hình 2.14. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 1999 - 2009 . 68
    Hình 2.15. Cơ cấu dân tộc tỉnh Tuyên Quang năm 1999 và năm 2009 71
    Hình 2.16. Phân bố dân cư và đô thị hoá tỉnh Tuyên Quang năm 1999 - 2009 74

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Dân số là trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội, là nhân tố góp phần quan
    trọng thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
    chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2011 – 2020, Đảng ta đã
    khẳng định: “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt
    Nam”. Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và hết sức quan tâm đến công tác dân số - kế
    hoạch hóa gia đình nhằm phát triển ổn định, kiểm soát qui mô, tốc độ gia tăng dân số
    và coi đây là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Nghị quyết số 04-
    NQ/HNTW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 đã chỉ rõ: "Công
    tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là
    một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để
    nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội".
    Pháp lệnh dân số cũng đã xác định: "Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự
    phát triển bền vững của đất nước". Trải qua hơn 50 năm nỗ lực phấn đấu, công tác
    DS-KHHGĐ đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt trong giảm mức sinh
    và nâng cao tuổi thọ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Tuyên Quang là tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, có vị trí quan
    trọng về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc,
    vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Tuyên Quang là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu
    số cùng sinh sống. Trong những năm qua, cùng với cả nước, Tuyên Quang đã triển
    khai sâu rộng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chương
    trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đã thu được
    những kết quả khả quan. Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc
    sống của người dân từng bước được nâng cao, tỉ lệ gia tăng dân số giảm, chất lượng
    dân số được cải thiện. Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc
    biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Tuyên Quang đang phải đối mặt với
    nhiều thách thức.
    Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang là vô cùng cần
    thiết nhằm phát hiện, phân tích những khó khăn, thách thức trong vấn đề dân số ở hiện
    tại và tương lai, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn
    2
    nhân lực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Với
    mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập vào
    việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại địa phương mình đang sinh sống, công tác và
    làm việc, tôi lựa chọn hướng nghiên cứu: “Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai
    đoạn 1999 - 2009” .
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2.1 Trên thế giới
    Địa lí dân cư mới thực sự được nghiên cứu kĩ trong phạm vi từng quốc gia
    trong thế kỉ XVIII. Ở mỗi vùng, địa lý dân cư được xem xét, nghiên cứu dưới góc độ,
    phương diện khác nhau. Các nhà địa lý Ba Lan, tiêu biểu là Iagenxki nghiên cứu dân
    số theo 3 hướng: không gian, sinh thái và phân tích không gian. Các nhà địa lý Xô
    Viết nghiên cứu dân cư gắn với quần cư và xem đó như là một trong những nhiệm vụ
    chính của địa lý kinh tế.
    Một trong những tác giả có nhiều luận giải về dân số là Thomas R.Malthus.
    Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Điều này đã
    được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân số, như nó tác động đến việc cải
    thiện tương lai xã hội”. Ông cho rằng, dân số sẽ đạt được cân bằng thông qua tác động
    hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh tật. Đối lập với tư tưởng của Malthus là quan
    điểm của Karl Marx và Engels. Hai ông lý giải nguyên nhân mất cân bằng giữa gia
    tăng dân số và sinh tồn là do nền sản xuất xã hội kém phát triển và từ đó đề xuất ra
    việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn.
    Quá trình tiến hành nghiên cứu mối quan hệ dân số - tài nguyên - môi trường đã
    được giới khoa học tập trung nghiên cứu từ lâu. Sharma R.C trong cuốn sách “Dân số
    - tài nguyên - môi trường và chất lượng cuộc sống” (1988), đã đề cập một cách sinh
    động về những vấn đề có liên quan đến dân số, tài nguyên, môi trường và mối quan hệ
    giữa chúng.
    Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép về dân số và sự phát triển kinh tế nhiều
    nguồn tài nguyên trên Trái đất đứng trươc nguy cơ cạn kiệt, chất lượng môi trường bị
    giảm sút nghiêm trọng. Hàng loạt các vấn đề như suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm
    tài nguyên đất và nước ngọt, tài nguyên rừng bị tàn phá . đang là thách thức đối với sự
    tồn tại của loài người và Trái đất. Vì những lý do đó, vấn đề quản lý tài nguyên, phát
    triển môi trường bền vững được nhiều nước trên thế giới chọn làm tiêu chí phát triển
    3
    của toàn xã hội. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề này đã được
    công bố như : “Dân số - môi trường: Một cái nhìn phổ quát” của Ban thư ký Liên hiệp
    quốc, “Dân số - môi trường và sự phát triển bền vững” của Uỷ ban các vấn đề kinh tế
    Châu Á - Thái Bình Dương
    Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển, Hội nghị môi trường
    khu vực được tổ chức định kỳ hoặc thường niên đã đề xuất các hướng nghiên cứu chủ
    yếu về chủ đề môi trường, tài nguyên, bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn thế giới.
    Các hội nghị này đều ra tuyên bố và xuất bản các loại văn bản của hội nghị. Ví dụ như
    : Tuyên bố Hội nghị Rio de Janeiro (1992), Tuyên bố Hội nghị Johannesburg (2002)
    2.2. Ở Việt Nam
    Ở nước ta, vấn đề dân số luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ban ngành
    trên các góc độ, phương diện, qui mô khác nhau, từ chương trình quốc tế, quốc gia hay
    những dự án nhỏ của các viện nghiên cứu, các địa phương đến các nghiên cứu của các
    nhà khoa học, các cá nhân có mối quan tâm. Mỗi tác giả có những quan điểm khác
    nhau về vấn đề này.
    Trên bình diện quốc gia, có nhiều chương trình, các cuộc tổng điều tra dân số
    phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển dân số
    cho từng thời kỳ. Từ năm 1993 cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ba
    Chiến lược DS-KHHGĐ quốc gia giai đoạn 1993 – 2000, giai đoạn 2001 – 2010 và
    vào ngày 14 tháng 11 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược dân số
    và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại
    Việt Nam UNFA hàng năm đều có các tài liệu thống kê, đánh giá, phân tích về thực
    trạng dân số Việt Nam. Phân tích những số liệu thống kê này đã rút ra nhiều đặc điểm
    quan trọng về dân số nước ta.
    Ngoài những chương trình trên còn có 4 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở
    1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999, 1/4/2009 và điều tra biến động dân số giữa kì. Các số
    liệu xác thực về thực trạng dân số Việt Nam trong các cuộc điều tra này là cơ sở quan
    trọng để các tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá, dự báo biến động dân số của
    Tuyên Quang cũng như của các tỉnh và thành phố khác.
    Ngiên cứu vấn đề dân số, nhiều tác giả có những đóng góp lớn như GS.TS
    Nguyễn Đình Cử với các giáo trình "Giáo trình Dân số và Phát triển” năm 1997,
    "Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam” năm 2007. Các giáo trình này cung cấp
    4
    những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu dân số liên quan tới qui mô dân số, biến
    động dân số, cơ cấu dân số Đồng thời những nhận định về vấn đề bùng nổ dân số,
    hậu quả của bùng nổ dân số tới sự phát triển KT-XH và những giải pháp trong chính
    sách dân số nhằm giải quyết mối quan hệ giữa dân số và phát triển thực sự là cơ sở
    quan trọng, cần thiết trong nghiên cứu dân số.
    GS.TS Lê Thông và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ cũng có nhiều nghiên cứu và
    nhiều cuốn sách về vấn đề dân số, dân số và phát triển, giáo dục dân số sức khỏe sinh
    sản như: “Dân số học và địa lí dân cư”, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội”
    năm 1996, “Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản dùng cho sinh viên khoa Địa lý các
    trường Đại học sư phạm” năm 2009. Những cuốn sách này đã đề cập đến cơ sở lí luận
    của vấn đề dân số và địa lí dân cư, mối quan hệ giữa gia tăng dân số và các vấn đề
    kinh tế - xã hội.
    Bên cạnh đó, có một số cuốn sách đã phân tích, đánh giá thực trạng dân số,
    quan hệ giữa dân số và phát triển, tầm nhìn đến năm 2020 như cuốn sách “Dân số và
    phát triển bền vững ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên, xuất bản năm
    2004.
    Ngoài ra, còn có nhiều tác giả có những đóng góp không nhỏ trong vấn đề
    nghiên cứu dân số như GS.TS Tống Văn Đường hay các nhà địa lí như GS.TS Đỗ Thị
    Minh Đức, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh trong cuốn Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam,
    xuất bản năm 2000 đã nghiên cứu dân cư dưới góc độ địa lí.
    Vấn đề dân số cũng được nghiên cứu trong một số luận văn thạc sĩ như: “Biến
    động dân số Đồng bằng sông Hồng qua hai lần tổng điều tra dân số năm 1989 –
    1999” của học viên Trần Quang Bắc, năm 2002, “Phân tích biến đổi dân số và phân
    bố dân cư tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tổng điều tra dân số cho tới nay” của học viên
    Nguyễn Thị Minh Hạnh, năm 2002, “Đặc điểm dân số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999
    – 2009” của học viên Hà Minh Phượng, “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống tỉnh Bắc
    Giang” của học viên Giáp Văn Vượng, năm 2011
    2.3. Ở Tuyên Quang
    Báo cáo thống kê dân số hàng năm chưa đề cập phân tích một cách hệ thống
    đầy đủ đặc điểm dân số của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 1999 – 2009. Qua số
    liệu tổng đièu tra dân số và nhà ở và các số liệu có liên quan. Tác giả mong muốn phân
    tích đặc điểm chung về dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999 – 2009, đồng thời lí
    5
    giải nguyên nhân, nêu hậu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định và
    nâng cao chất lượng dân số tỉnh Tuyên Quang trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích
    số liệu số liệu thống kê.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
    3.1. Mục tiêu
    Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có về lí luận cũng như thực tiễn liên quan đến
    đề tài, phân tích, đánh giá đặc điểm dân số trong giai đoạn 1999 - 2009 và đề xuất một số giải
    pháp ổn định dân số và nâng cao chất lượng dân cư ở tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số.
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai
    đoạn 1999 – 2009.
    - Đề xuất một số giải pháp ổn định qui mô, cơ cấu, phân bố dân cư, nâng cao
    chất lượng dân cư của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
    3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: về lí luận, đặc điểm dân số chỉ gồm có qui mô, sự biến động và
    cơ cấu dân số. Tuy nhiên liên quan đến địa lí dân cư, có một số đặc điểm khác
    như phân bố dân cư và đô thị hóa. Vì thế trong khóa luận này, đặc điểm dân số
    được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm qui mô, sự biến động, cơ cấu dân số, phân bố
    dân cư và đô thị hóa.
    - Phạm vi lãnh thổ: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Tuyên Quang, có đi sâu xuống cấp
    huyện, thành phố.
    - Thời gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu vào giai đoạn 1999 – 2009 (giữa 2 cuộc
    Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009), có cập nhật đến năm 2012, giải pháp đến
    năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sở dĩ chỉ lấy số liệu đến năm 2009 vì chỉ có tổng điều tra
    dân số mới có đầy đủ số liệu về các khía cạnh của dân số.
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Các quan điểm chủ yếu
    4.1.1. Quan điểm hệ thống
    Việc nghiên cứu đặc điểm dân số phải nằm trong một hệ thống nhất định. Vì
    bản thân dân số là một thành phần quan trọng trong hệ thống kinh tế - xã hội. Tuyên
    Quang là một trong 63 tỉnh thành của cả nước, là một phân hệ trong hệ thống kinh tế -
    6
    xã hội nước ta. Hơn nữa, bản thân đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang lại bao gồm
    những phân hệ con ở cấp thấp hơn. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
    Vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm dân số cần phải tìm hiểu tác động qua lại trong một
    hệ thống cũng như giữa các hệ thống với nhau.
    4.1.2. Quan điểm tổng hợp
    Quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu dân số.
    Đặc điểm dân số và phân bố dân cư chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế -
    xã hội. Các nhân tố này không đồng nhất theo không gian và thời gian. Vì vậy khi
    nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang, cần vận dụng quan điểm tổng hợp để
    có kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học, chính xác.
    4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
    Tất cả các sự vật, hiện tượng, các vấn đề kinh tế - xã hội đều có lịch sử hình
    thành và phát triển. Dân số cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quan điểm này đòi hỏi
    phải xem xét đặc điểm dân số hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và dự báo chiều
    hướng phát triển trong tương lai. Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang được nghiên cứu
    theo giai đoạn cụ thể để thấy được sự biến đổi, phát triển theo thời gian và nguyên
    nhân của sự biến đổi đó trong hiện tại và tương lai.
    4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
    Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề kinh tế - xã hội nào cũng phải xem xét trong
    mối quan hệ phát triển bền vững. Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, tồn tại,
    phát triển chịu sự chi phối của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Phát triển dân số
    phải đạt được mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự phát triển hài hòa về các mặt kinh tế, xã
    hội và môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai. Vì vậy, nghiên
    cứu đặc điểm dân số cần cần vận dụng quan điểm phát triển bền vững.
    4.2. Các phương pháp nghiên cứu
    4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
    Nghiên cứu đặc điểm dân số trong một thời gian dài là vấn đề phức tạp và
    mang tính đa chiều, liên quan đến nhiều khía cạnh. Vì vậy, tất cả các số liệu thống kê
    về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói chung từ cấp tỉnh đến cấp huyện của tỉnh
    Tuyên Quang là những thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
    Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thống hóa
    một cách khoa học.
    7
    Nguồn tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các ấn phẩm đã
    được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, cơ quan chức năng từ Trung ương tới
    địa phương, số liệu qua các tài liệu báo cáo, niên giám thống kê các năm, tổng điều tra
    dân số và nhà ở năm 1999, 2009 và điều tra biến động dân số giữa kì, thống kê qua các
    số liệu khảo sát từ thực địa, qua các kết quả điều tra
    4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
    Trên cơ sở những nguồn tài liệu đã thu thập được, trong quá trình nghiên cứu phải
    tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu và đưa
    ra được những kết luận chính xác. Đặc điểm dân số bao gồm nhiều khái niệm khác nhau,
    đòi hỏi thu thập nhiều số liệu, các tư liệu sử dụng được đánh giá ở nhiều góc độ khác
    nhau. Do vậy, phải phân tích để tìm ra được bản chất, so sánh các kết quả tổng hợp để rút
    ra được những kết luận xác đáng về đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang.
    4.2.3. Phương pháp thực địa
    Phương pháp này là phương pháp quan trọng của những người nghiên cứu địa
    lý. Ngoài những tài liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại những
    địa bàn cụ thể. Ngoài ra, việc khảo sát trên một số nhóm đối tượng là những căn cứ
    quan trọng để đi đến kết luận của đề tài. Kết quả điều tra là một trong những căn cứ để
    xây dựng các giải pháp .
    4.2.4. Phương pháp chuyên gia
    Đây là phương pháp có lịch sử phát triển từ lâu. Ngày nay cùng với sự phát
    triển của khoa học công nghệ, khoa học dự báo, trước các bài toán về mục tiêu, nội
    dung, đối tượng, mối liên hệ, nhân tố tác động phương pháp chuyên gia càng trở nên
    quan trọng.
    Trong nghiên cứu dân số, sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến
    của những người có kinh nghiệm, những nhà quản lý, nhà khoa học - những người có hiểu
    biết sâu sắc nhất về dân số và các vấn đề có liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, điều
    hành có hiệu quả.
    Trong công tác dự báo dân số, phương pháp chuyên gia giúp đưa ra những dự đoán
    khách quan về xu hướng phát triển dân số trong tương lai căn cứ vào kết quả đạt được ở
    hiện tại gắn với đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
    8
    4.2.5. Phương pháp bản đồ và GIS
    Đây là phương pháp đặc trưng của địa lí. Nghiên cứu địa lí thường bắt đầu bằng
    bản đồ và kết thúc bằng việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ. Phương
    pháp này cho phép cụ thể hóa các đối tượng theo không gian, mối liên hệ giữa các hiện
    tượng theo thời gian và xây dựng hệ thống bản đồ có liên quan đến đặc điểm dân số.
    Đây là công cụ đắc lực để trực quan hóa kết quả nghiên cứu.
    4.2.6. Phương pháp dự báo
    Dự báo là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dân
    số. Căn cứ vào đặc điểm dân số trong 10 năm, sự biến động và xu hướng phát triển của qui
    mô dân số, mức sinh, mức tử, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và đô thị hóa của tỉnh Tuyên
    Quang trong giai đoạn 1999 - 2009, sử dụng phương pháp dự báo để đề xuất mô hình dân
    số đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
    5. Những đóng góp của đề tài
    - Tổng quan có chon lọc cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đặc điểm dân
    số và vận dụng vào nghiên cứu ở tỉnh Tuyên Quang.
    - Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến đặc điểm dân số của
    tỉnh Tuyên Quang.
    - Làm rõ được các đặc điểm dân số ở địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 1999 -
    2009 và giải thích nguyên nhân của các đặc điểm đó.
    - Đề xuất được định hướng và các nhóm giải pháp về DS-KHHGĐ, về kinh tế,
    xã hội, môi trường nhằm góp phần ổn định dân số của tỉnh Tuyên Quang.
    6. Cấu trúc luận văn
    Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số
    Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu và đặc điểm dân số tỉnh Tuyên
    Quang giai đoạn 1999 – 2009
    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dân số đến năm 2020.
     
Đang tải...