Đồ Án Đặc điểm của toàn cầu hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đặc điểm của toàn cầu hoá

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc người náôc thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng.v.v với các cộng đồng dân tộc, với các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến

    Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội.
    Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó.

    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn.

    Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối những năm 80 và đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm toàn cầu hoá bắt đầu được hình thành và được sử dụng một cách phổ biến. Những quan hệ liên kết vượt lên trên quốc gia, đôi khi người ta cách điệu “siêu quốc gia”, ấy gọi là quá trình quốc tế hoá.
    Chính do xu hướng quốc tế, toàn cầu hoá xuất hiện gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư vản mà dẫn đến quan niệm về quốc tế hoá trước kia và toàn cầu hoá ngày nay là xu thế lớn của sự vận động nền kinh tế thế giới. Vậy thì toàn cầu hoá là gì? Toàn cầu hoá đó là sự gia tăng tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phục thuộc lẫn nhau là quá trình mở rộng quy mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển.Tham gia vào quốc tế hoá, toàn cầu hoá là thực hiện hội nhập quốc tế
    Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm đa phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.v.v Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá kinh tế vừa là trng tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của toàn cầu hoá.

    Vậy thì toàn cầu hoá kinh tế là gì. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau của nhiều nhà kinh tế. Thực chất: Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau gữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu hoá. Quá trình tham gia vào xu thế đó là của các quốc gia được gọi là hội nhập kinh tế.

    II- ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀN CẦU HOÁ
    Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một tiến trình hiện hữu, khách quan và có tác động ngày càng quyết định tới sự phát triển của rất thảy mọi quốc gia. Đối với những nước “đến muộn”, khi hoạch định chính sách phát triển quốc gia không nên bỏ qua những nét đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá hiện nay; đó là:
    1- Sự đinh hình nền kinh tế tri thức:
    Điểm nổi bật đầu tiên của toàn cầu hoá là sự định hình nền kinh tế tri thức, mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Tuy còn khác nhau về cách gọi trên, nhưng nền kinh tế tri thức đang định hình ngày càng rõ nét hơn, với những dấu hiệu đánh dấu sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất thời đại ngày nay với ngày kia.
    Sự định hình những đặc trưng này khiến cho so với bất cứ thời đại kinh tế nào trước đây, nền kinh tế của thế giới đương đại có sự khác biệt có sự cảm nhận đựoc rõ này về sự thiết yếu và giầu có của tri thức. Hơn thế nữa nhiều người còn cho rằng, sự ra đời của nền kinh tế tri thức được xem không phải là sự tiến bộ bình thường, mà là sự thay đổi tạo giai đoạn phát triển lịch sử mới của nhân loại. Sự định hình của kinh tế tri thức, một mặt làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa những nền kinh tế phát triển nhất với phần còn lại của thế giới. Nhưng mặt khác nó cũng tạo ra cơ hội lớn hơn cho việc tiếp cận tri thức phục vụ CNH - HĐH.
     
Đang tải...