Tiểu Luận Đặc điểm của đầu tư phát triển. Sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI DẪN


    Sau hai chiến lược phát triển Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm ( 1991 –2000) và 2001-2010, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7 %/năm, đã đưa nước ta từ một nước thuộc nhóm các nước kém phát triển, có thu nhập bình quân đầu người thấp, trở thành một nước thuộc nhóm các nước kém phát triển, có thu nhập bình quân đầu người trung bình trên thế giới. Tuy nhiên nhìn sâu xa hơn vào bức tranh kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy ngay rằng, cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng của nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập, nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ, thì có có thể phát triển tiếp. Trong khi thế giới đang phát triển không ngừng và rất nhanh chóng, dẫm chân tại chỗ có nghĩa là thụt lùi. Thậm chí với mức thu nhập đạt được còn rất thấp như hiện nay, Việt Nam còn có thể thụt lùi lại đến mức gia nhập lại nhóm các nước kém phát triển, có thụ nhập bình quân đầu người thấp của thế giới.
    Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đang là nội dung cốt lõi của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 -2015 do Chính phủ đề ra và đang được áp dụng trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội : tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống đầu tư ( trước hết là đầu tư công ), tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp, trước hết là hệ thống doanh nghiệp nhà nước
    Cho đến nay, các nhà khoa học, các nhà quản lý đều nhất trí rằng, tái cơ cấu nền kinh tế, tìm mô hình tăng trưởng phù hợp là công việc rất phức tạp, rất bức bách, phải được thực hiện bằng hàng loạt giải phải đồng bộ, với một lộ trình chặt chẽ, khoa học. Tuy nhiên, phải bắt đầu tư đầu, thì vẫn đang là một câu hỏi với nhiều đáp án khác nhau.
    Chiếm tới hơn 40% trong tỉ trọng GPD, đầu tư là một thành phần quan trọng bậc nhất trong GDP, có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, do vậy cần phải bắt đầu từ tái cấu trúc đầy tư. Bởi lẽ, tái cấu trúc đầu tư thực chất là tái cấu trúc việc phân bổ lại các nguồn lực toàn xã hội cho đầu tư phát triển đất nước. Các nguồn lực dành cho đầu tư phát triển trong từng thời kì luôn là một đại lượng nhất định và có giới hạn, thường thấp xa so với nhu cầu mong muốn. Vì vậy, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là yêu cầu thường xuyên của mọi cấp quản lý ở mọi giai đoạn phát triển. thực tiễn cho hay, việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển vừa qua của chúng ta không phải lúc nào cũng đúng, cùng hợp lý. Hậu quả là đã tạo ra cơ cấu kinh tế không phù hợp, kém hiệu quả, năng suất lao động xã hội, khả năng cạnh tranh quốc gia chưa được nâng cao. Vì vậy chỉ có trên cơ sở tái cấu trúc đầu tư mới tạo ra được cơ cấu đầu tư mới tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý nhất có thể để có thể đạt năng suất, hiệu quả kinh tế lớn nhất và năng lực cạnh tranh quốc gia cao nhất như mong muốn.
    Để có thể tái cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam cần có sự hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển. Vậy đầu tư phát triển là gì, đặc điểm của đầu tư phát triển như thế nào và thực trạng đầu tư phát triển hiện nay ở Việt Nam ra sao ? Để có thể trả lời được những câu hỏi này, nhóm chúng tôi – nhóm_1 lớp đầu tư 51A chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của đầu tư phát triển. Sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư”. Bài biết tập trung nghiên cứu những thành tựu và hạn chế khi áp dụng những đặc điểm của đầu tư phát triển vào Việt Nam. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục quán triệt, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu đầu tư, phát triển đất nước.
    Dù tập thể nhóm đã cố gắng hết sức nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức nên bài nghiên cứu của có nhóm không tránh khỏi những sai sót, nhóm_1 rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy giáo và toàn thể các bạn. Tập thể nhóm cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm: