Luận Văn Đặc điểm của đầu tư phát triển.Sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lý đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển
    1.1 Đầu tư và đầu tư phát triển
    Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu về, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai.
    Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
    Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, thiết bị, tài nguyên.
    Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tưọng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích, đối tượng đầu tư được chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận
    Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tê xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển cần được xem xét trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sang tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
    Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Ở góc độ vĩ mô, đó là thúc đẩy tăng trưỏng kinh tế, góp phần giảI quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Ở góc độ vi mô, đó là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực
    1.2, Phân loại đầu tư
    Theo mục đích và tính chất của hoạt động đầu tư có thể chia đầu tư thành:
    Đầu tư tài chính: người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để được hưởng lãi suất định trước như gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc hoặc lãi suất tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không làm gia tăng thêm tài sản cho nền kinh tế, nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này, nó chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho một cá nhân, tổ chức. Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán. Hoạt động đầu tư này là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế và là một trong những loại hình đầu tư lựa chọn để tối đa hoá lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các chủ đầu tư.
    Đầu tư thương mại :người có tiền mua hàng hóa và bán với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá khi mua và khi bán. Nếu không xét đến quan hệ ngoại thương thì loại đầu tư này không tạo ra hay làm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng thêm tài sản tài chỉnh cho chủ đầu tư. Mặc dù vậy đầu tư thương mại lại giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa do đầu tư phát triển tạo ra diễn ra một cách linh hoạt và dễ dàng hơn. Qua đó, nó lại làm cho đầu tư phát triển, tăng tích lũy vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ của các đơn vị cũng như cả nền kinh tế
    Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là tiển đề, cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư khác không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
    Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư gián tíêp và đầu tư trực tiếp:
    Đầu tư gián tiếp :người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư:mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng lợI ích vật chất ( như cổ tích, tiền lãi trái phiếu), lợì ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư.
    Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.
    Như vậy theo cách tiếp cận này, đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
    2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
    Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau:
    Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác.
    Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Quy mô các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư.
    Mặt khác, các dự án đầu tư cũng cần một số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia.
    Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường .
    Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong thời kỳ đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

    • 6-.doc
      Kích thước:
      206.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...