Tiểu Luận Đặc điểm của các yêú tố cấu thành hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Xét về hình thức chính thể thì các nhà nước phong kiến nói chung đều có một hình thức chính thể là Quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ ở các nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển.
    Trong giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (trước thời Lê sơ), sự tập chung quyền lực nhà nước vào tay vua mới ở mức độ hạn chế. Tổ chức bộ máy nhà nước của mấy triều đại đầu tiên còn rất đơn giản, với những vị vua còn mang đậm dáng dấp của những vị thủ lĩnh và phong cách cai trị đậm màu dân dã. Đến giai đoạn cuối thế kỉ XV trở đi, chính thể Quân chủ đã phát triển thành Quân chủ chuyên chế. Từ đầu thời Lê sơ, cùng với việc Nho giáo trở thành nền tảng lí luận của nhà nước Quân chủ chuyên chế, trở thành hệ tư tưởng chính thống, giai cấp phong kiến đã bắt tay vào xây dựng chính thể Quân chủ chuyên chế của mình. Với cuộc cải tổ thành công của Lê Thánh Tông, nhà nước Quân chủ chuyên chế được hoàn thiện. Đến triều Nguyễn tính chuyên chế của nền Quân chủ được tăng cường một bước mới.
    Cùng với sự phát triển của nhà nước Quân chủ chuyên chế thì hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam càng ngày càng được hoàn thiện và mang những đặc điểm rất khác biệt, và cũng chính là những đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên hệ thống Quân chủ ấy đó là: Vua – nhân vật trung tâm; Quan lại, quý tộc và hệ thống pháp luật lễ nghi.
    Cũng như nhà nước phong kiến khác, nhà nước phong kiến Việt Nam là thể chế chính trị bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị. Trong đó vua là nguời nắm mọi quyền lực nhà nước, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công trong cả nước. Trong thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ cơ bản: Vua –bầy tôi (quý tộc, quan lại); Vua – thần dân. Quyền lợi và quyền lực của giai cấp phong kiến, của nhà nước và các vị quân vương được thể hiện và thực hiện bằng quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ nghi và luật pháp. Để tìm hiểu thêm về chế độ phong kiến Việt Nam em chọn đề tài “Đặc điểm của các yêú tố cấu thành hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam”. Các đặc điểm của từng yếu tố em xin trình bày kĩ trong phần nội dung.
    Bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn góp ý thêm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...