Luận Văn đặc điểm của các cuộc xung đột khu vực trong quan hệ quốc tế hiện đại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]BỘ NGOẠI GIAO
    HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
    KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
    --------–&—-------
    [​IMG]
    KHÓA LUẬN
    BỘ MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

    ĐỀ TÀI
    ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI




    Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Minh
    Lớp : CT35G







    Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    NATO : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
    BRICS : Nhóm các nước Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung QuốcNam Phi
    ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    EU : Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu
    UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
    LHQ : Liên hợp quốc
    LTTE :Những con hổ giải phóng Tamil
    FARC : Lực lượng vũ trang cách mạng Columbia





















    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau Chiến tranh Lạnh, hệ thống quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới. Thế giới văn minh đang ở thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày nào im tiếng súng. Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá trình hợp tác - đấu tranh - xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực. Xuất phát từ lợi ích chiến lược cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại nhằm giành được vị trí có lợi, hoặc ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Một xu hướng nổi bật hiện nay là các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh, thậm chí xung đột với nhau trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Sự tương đồng và khác biệt về lợi ích, quan điểm ý thức hệ, lịch sử, văn hoá . giữa các quốc gia luôn là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối vấn đề hợp tác và xung đột.
    Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai.
    Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột khu vực, xung đột nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh thế giới nào xảy ra, nhưng lại có hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ khí thông thường và cả vũ khí tinh khôn" - vũ khí công nghệ cao đã làm hàng triệu người bị thiệt mạng. Dường như chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đó chưa chịu rời hẳn thế giới này.
    Các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau mỗi nơi một vẻ, nhưng tựu lại, có thể chia thành 7 loại: Chiến tranh khu vực, các cuộc nổi dậy, các hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh từ những mâu thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ quyền, chiến tranh do những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc chiến tranh này đã thay nhau ngự trị khắp nơi. Hầu hết các cuộc chiến tranh nói trên đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc hoặc có liên quan đến vấn đề dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ bị kéo dài trong khi nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân lành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...