Báo Cáo Đặc điểm của báo chí truyền hình so với các loại báo chí hiện thời

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    Báo chí hiện nay đã trở thành một lĩnh vực truyền thông với những kênh thông tin khác nhau, đang ngày càng đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của xã hội. Để tạo nên hiệu quả cao nhất trong cách đưa thông tin, đồng thời để thông tin không chỉ đến với công chúng một cách chính xác, kịp thời mà còn hấp dẫn vì thế dẫn đến sự ra đời của các loại hình báo chí khác như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, Mỗi loại lại mang những đặc trưng riêng, cũng như những lợi thế trong cách thể hiện những vấn đề xã hội khác nhau.
    Chính sự đa dạng và muôn màu của cuộc sống khiến cho các loại hình này ngày càng phát huy được những thế mạnh của mình, khiến cho báo chí ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt vai trò truyền thông đại chúng của mình.
    Báo truyền hình ra đời trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu tất yếu của con người về thông tin. Dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật phát triển và điều kiện cơ sở vật chất ngày càng nâng cao, truyền thông qua vô tuyến đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chãi, là loại hình không thể thiếu trong truyền thông đại chúng.
    Cùng với phát thanh, báo in, báo điện tử; truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng cực kì quan trọng. Trong điều kiện của nước ta thì cho đến nay, báo truyền hình đang ngày càng được yêu thích và phát triển rộng rãi. Bởi vậy mặc dù truyền hình ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng nó đã nhanh chóng phát triển và có chỗ đứng trong xã hội.
    Mỗi thể loại có những ưu thế riêng khi thể hiện những vấn đề khác nhau, và để có được một tác phẩm truyền hình thuộc những thể loại khác nhau thì cũng phải có những bước thực hiện khác nhau để phù hợp với đặc thù của từng loại hình.

    Trong bài tiểu luận này, ta xét đến đặc điểm của truyền hình để làm rõ những điểm khác biệt của loại hình báo chí này với các loại hình báo chí hiện thời.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về báo truyền hình, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của thể loại báo chí này.
    Tiểu luận: “Đặc điểm báo truyền hình” của sinh viên Dương Hương Thảo và Nguyễn Minh phân tích khá sâu và rõ ràng về các đặc điểm của báo truyền hình, nêu những khác biệt của thể loại báo chí này với các thể loại báo chí khác như báo in, báo phát thanh và báo điện tử. Từ đó là xác định rõ những công việc và quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình.
    Trước đề tài của chúng tôi có khá nhiều đề tài nghiên cứu về báo truyền hình, có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu trên phạm vi rộng. Luận án: “Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhắm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay” – Đinh Quang Hưng (Hà Nội/1996) là một ví dụ.
    Đề tài của chúng tôi nghiên cứu sâu và phân tích khá đầy đủ về đặc điểm báo truyền hình dựa trên lí luận và thực tiễn chúng tôi đã học được trong nhà trường và tự tìm hiểu, tham khảo thêm các tài liệu khác.

    3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
    - Đề tài nghiên cứu đặc điểm báo truyền hình, điều này làm cơ sở phân biệt các hình thức báo chí, từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp để xây dựng một sản phẩm báo chí hoàn thiện.
    - Đánh giá việc áp dụng các đặc điểm đó tại Việt Nam hiện nay.
    - Liên hệ lí luận với thực tiễn.
    - Làm rõ vài trò của từng cá nhân với một tác phẩm truyền hình.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu đặc điểm báo truyền hình.
    - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mảng báo truyền hình, đặc biệt phạm vi truyền hình tại Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích giữa lí luận và thực tiễn.
    Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
    6. Những đóng góp mới của đề tài:
    Làm rõ những đặc điểm của thể loại báo chí truyền hình cả hai khía cạnh: lí luận và thực tiễn.
    Nêu được phương pháp sản xuất chương trình truyền hình thực tế phù hợp với điều kiện Việt Nam.
    Làm rõ vai trò của từng cá nhân trong chương trình truyền hình.




    MỤC LỤC

    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

    1. Đặt vấn đề 1
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài: 2
    3. Mục đích nghiên cứu đề tài: 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
    5. Phương pháp nghiên cứu: 3
    6. Những đóng góp mới của đề tài: 3
    B. PHẦN NỘI DUNG 4
    I. VỀ NỘI DUNG KĨ THUẬT 4
    1. Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển. 4
    2. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh. 8
    3. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. 10
    II. VỀ TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO TÁC PHẨM 11
    1. Tác phẩm truyền hình là đứa con tinh thần của cả một tập thể. 11
    2. Kịch bản là xương sống cho một tác phẩm truyền hình 16
    C. PHỤ LỤC 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...