Tiểu Luận Đặc điểm chế độ thành bang Aten

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Chế độ thành bang.


    Thế kỉ VIII-VII TCN nhà nước của người Hi-lạp đã ra đời.Quốc gia
    – thành thị của người Hi-lạp xuất hiện trong lòng xã hội thị tộc.Trong thời đại Hô-me, các bộ lạc hoặc sống biệt lập, hoặc sống liên kết với các bộ lạc khác có quan hệ họ hàng với mình, xây đắp thành lũy tự vệ chung .Sau khi
    xây xong, thành trì phát triển thành trung tâm nhà nước chiếm hữu nô lệ. Trung tâm đó không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình ra vùng ngoại ô , dần kết hợp với vùng nông thôn phụ cận để hình thành mọt quốc gia- thành thị hay thành bang (polis).


    Chế độ thành bang là một dạng tổ chức quản lý phổ biến, là một thể thống nhất về chính trị, kinh tế,văn hóa sinh ra từ xã hội sớm nhất của nhân loại-công xã nguyên thủy. Nhưng những tổ chức thành bang thường có thời gian tồn tại ngắn ngủi và nhanh chóng hướng đến một tổ chức quốc gia quá độ có tính thống nhất với quy mô lớn hơn.Tuy nhiên các thành bang Hy Lạp lại tồn tại và không ngừng phát triển trong một khoảng thời gian dài.


    Aristote khi nghiên cứu chính trị thành bang đã phải khảo sát qua hơn 150 thành bang và kết luận rằng:”bất luận trong loại thành bang nào,quyền lực cao nhất của nó vẫn được ủy thác vào tập thể công dân, tập thể công dân thực ra chính là chế độ thành bang”.


    Aten là mẫu mực cho kiểu thành bang này.


    II. Chế độ thành bang Aten.


    II.1. Hoàn cảnh ra đời


    1.Điều kiện địa lý đặc biệt.


    Aten là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo attich thuộc trung Hy Lạp, gần Địa Trung Hải. Đó là một vùng đồng bằng hẹp,đất đai không phì nhiêu, nhiều đồi núi, khi hậu khô hạn. Thiên nhiên không thuân lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng ở đây lại có nhiều mỏ khoáng sản quý, ngoài ra dựa vào thế gần biển mà có thể trực tiếp thông thương với bên ngoài nhằm duy trì và phát triển kinh tế.Đây chính là điều kiện vật chất tất yếu cho sự tồn tại lâu dài của thành bang.


    2. Điều kiện kinh tế xã hội.

    Do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp
    và đặc biệt là thương nghiệp, nhiều thành thị ra đời ở Hi Lạp và Tiểu Á.


    Aten là một thành bang gồm 4 bộ lạc chung sống với nhau trên vùng
    đồng bằng Attic.


    - Ban đầu nhà nước Aten cũng được tổ chức theo chính thể Cộng hoà Quý tộc Chủ nô, quyền lực tập trung vào tay giai cấp quý tộc thị tộc (quý tộc ruộng đất).


    - Khi kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế công thương nghiệp dần dần chiếm vai trò chủ đạo thì thế lực của quý tộc chủ nô công thương cũng dần phát triển theo. Quan hệ sản xuất hàng hóa đã phát triển trên cơ sở chiếm hữu nô lệ, nhưng phát triển một cách đặc biệt nhanh chóng, do đó đánh đổ từng bước quyền thống trị của giai cấp quí tộc. Họ liên kết với nông dân tự do đấu tranh với giai cấp quý tộc thị tộc để nắm quyền lực chính trị.


    - Giai cấp quý tộc thị tộc buộc phải nhượng bộ, chấp nhận một vài đại diện của quý tộc công thương được đứng trong hàng ngũ quan lại. Thông qua cải cách xã hội, các vị quan chấp chính này dần dần chuyển nền cộng hòa quý tộc chủ nô thành nền cộng hoà dân chủ chủ nô.


    - Thêm vào đó, những thiên tài trí tuệ của HiLạp thời kì này như Solo, Pericles đã dủng cảm cải cách đổi mới, đóng vai trò quan trọng , thể hiện rõ tính tích cực của cá nhân trong lịch sử.


     Với những đặc điểm trên, Hy Lạp không thể giống như các quốc gia phương Đông: chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển bằng cách nô lệ hóa cả dân tộc tự do, tập trung quyền vào một người; Hy Lạp trái lại theo hướng chống hình thức độc đoán.Đây chính là cơ sở ra đời cho hình thức và nội dung quản lý của một khuynh hướng khác so với phương đông.








    II.2 Đặc điểm của chế độ thành bang Aten


    Chế độ thành bang Aten đã trải qua hàng loạt các cuộc cải cách:cải cách Xôlông, clixten,Pericles Các cuộc cải cách được tóm lược như sau:


    Cải cách của Xôlông:


    Năm 594 TCN, Xôlông, một đại biểu của tầng lớp quý tộc công
    thương nghiệp được bầu vào chức quan chấp chính. Trong thời gian đương

    nhiệm, ông thựa hiện cải cách mang lại dân chủ cho rộng rãi dân chúng, xoá bỏ đặc quyền của quý tộc thị tộc:


    Bãi bỏ nợ nần cho dân chúng, nhổ hết các thể cầm cố ruộng đất, trả ruộng đất cho nông dân tự do, cấm việc biến dân tự do thành nô lệ vì nợ. Điều này làm cho lực lượng của dân tự do đông hơn và củng cố được địa vị của mình, do đó, sau này dân tự do là lực lượng ủng hộ cho quý tộc mới thực hiện các cuộc cải cách sau này.


    Thành lập Hội đồng 400 người. Mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc đẳng cấp 1,2,3 tham gia vào hội đồng này. Hội đồng này có quyền tư vấn cho Quan chấp chính, soạn thảo những nghị quyết trước khi đưa ra bàn bạc, quyết định tại Hội nghị công dân; giải quyết các công việc thường ngày khi Hội nghị công dân không họp.


    Căn cứ theo tài sản, Xôlông chia dân cư thành 4 đẳng cấp. Người dân được hưởng quyền chính trị tương ứng với đẳng cấp của mình (xoá bỏ đặc quyền của quý tộc thị tộc):


    Đẳng cấp 1: gồm những người có thu nhập hàng năm từ 500 mêđim thóc trở lên (1 mêđim = 52,5 lít). Đẳng cấp này được hưởng đầy đủ quyền chính trị, được ứng cử vào các chức quan cao cấp (quan chấp chính, thành viên hội đồng trưởng lão )và có nghĩa vụ cung cấp tiền của cho nhà nước để xây dựng các hạm đội, các công trình công cộng,


    Đẳng cấp 2: thu nhập hàng năm từ 300 đến 500 mêđim thóc Đẳng cấp 3: thu nhập hàng năm từ 200 đến 300 mêđim thóc. Đẳng cấp 2 và 3 được quyền ứng cử vào hội đồng 400 người.
    Đẳng cấp 4: có ít hoặc không có ruộng đất, đẳng cấp này chỉ được quyền tham gia vào hội nghị công dân, không được quyền tham gia vào các cơ quan khác


    Thành lập toà án công dân. Tại toà án này, mọi công dân đếu được quyền bào chữa và kháng án.


    Cải cách của clixten:


    Bỏ 4 bộ lạc cũ và chia dân cư theo 3 khu vực. Mỗi khu vực chia thành 10 phân khu, và cứ 3 phân khu hợp lại thành một liên khu. Như vậy, ở aten lúc bấy giờ có tất cả là 10 liên khu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...