Tiến Sĩ Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 8
    4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu . 9
    5. Phương pháp nghiên cứu . 9
    6. Đóng góp của luận án 10
    7. Cấu trúc của luận án 10

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 11
    1.1. Lý thuyết hội thoại 11
    1.1.1. Khái niệm hội thoại . 11
    1.1.2. Các vận động hội thoại . 11
    1.1.3. Các đơn vị hội thoại 13
    1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ . 19
    1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ . 19
    1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ . 21
    1.2.3. Điều kiện sử dụng hành động ở lời và việc phân loại các hành động ở lời . 22
    1.2.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi 26
    1.3. Hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại 28
    1.3.1. Khái niệm hành động chửi 28
    1.3.2. Phân biệt hành động chửi trong văn bản nghệ thuật với hành động chửi trong giao tiếp đời thường 31
    1.3.3. Lịch sự trong hội thoại 34
    1.3.4. Quan hệ giữa hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại . 36
    1.4. Truyện ngắn và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 37
    1.4.1. Truyện ngắn và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyện ngắn 37
    1.4.2. Chức năng của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn 39
    1.5. Tiểu kết chương 1 . 41

    Chương 2. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM . 42
    2.1. Điều kiện xác định hành động chửi . 42
    2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 45
    2.2.1. Dựa vào lời dẫn thoại 45
    2.2.2. Dựa vào biểu thức ngữ vi 52
    2.3. Phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 60
    2.3.1. Căn cứ phân loại hành động chửi . 60
    2.3.2. Các nhóm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 62
    2.4. Tiểu kết chương 2 . 71

    Chương 3. CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM. 73
    3.1. Khái niệm cấu trúc 73
    3.2. Cấu trúc tham thoại chứa hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 74
    3.2.1. Khái quát về hành động chửi và hành động đi kèm hành động chửi . 74
    3.2.2. Kết quả thống kê số lượng hành động chửi và hành động đi kèm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 75
    3.3. Mô tả hành động chửi và hành động đi kèm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 76
    3.3.1. Mô tả hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 76
    3.3.2. Mô tả hành động đi kèm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 94
    3.3.3. Liên kết giữa hành động chửi với hành động đi kèm hành động chửi qua lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 101
    3.4. Tiểu kết chương 3 . 103

    Chương 4. NGỮ NGHĨA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM . 105
    4.1. Khái quát về nghĩa trong phát ngôn 105
    4.1.1. Khái niệm nghĩa trong phát ngôn . 105
    4.1.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa hành động chửi . 106
    4.2. Các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 120
    4.2.1. Thống kê số lượng các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 120
    4.2.2. Mô tả các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 122
    4.3. Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt thể hiện qua thành tố ngữ nghĩa hành động chửi của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 129
    4.3.1. Sử dụng từ ngữ chỉ tâm linh trong hành động chửi . 129
    4.3.2. Sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc 131
    4.3.3. Sử dụng từ ngữ chỉ nghề nghiệp xấu bị lên án 132
    4.3.4. Sử dụng từ ngữ tục tĩu, những từ chỉ bộ phận kín của cơ thể . 134
    4.3.5. Sử dụng từ ngữ gọi con vật bị xem xấu xí, tầm thường 135
    4.3.6. Sử dụng từ ngữ gọi tình trạng cơ thể không bình thường . 135
    4.4. Vai trò của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam . 137
    4.4.1. Góp phần thể hiện phong cách, ý đồ nghệ thuật của tác giả . 137
    4.4.2. Góp phần thể hiện đặc điểm tâm lý tiêu cực của nhân vật . 141
    4.4.3. Góp phần thể hiện đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật 143
    4.5. Tiểu kết chương 4 . 146
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 153
    TÀI LIỆU TRÍCH DẪN LÀM VÍ DỤ 163

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1. Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngữ dụng học, các hành động nói năng nói chung và các tiểu nhóm hành động ngôn ngữ nói riêng thực sự được quan tâm nghiên cứu ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Ở hình thức lời nói cá nhân, các sự kiện ngôn ngữ quen thuộc có đích giao tiếp lịch sự đã được các nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu như hành động hỏi, hành động cầu khiến, hành động trần thuật, hành động cho tặng, hành động rào đón, hành động khen Tuy vậy, hành động ngôn ngữ kém lịch sự chưa được quan tâm nhiều hoặc quan tâm chưa đầy đủ, đặc biệt là hành động chửi. Đây là hành động thường được sử dụng trong khẩu ngữ lẫn trong tác phẩm văn chương, thế nhưng, vẫn chưa có đề tài luận án tiến sĩ nào tìm hiểu hành động này. 1.2. Trong thực tiễn giao tiếp hàng ngày, con người luôn tìm cách sử dụng ngôn từ một cách lịch sự, văn hoá tạo ra sự gần gũi, thân mật. Vậy nhưng, cũng có lúc, vì lý do nào đấy, sự giao tiếp không nhằm tới mục đích lịch sự, mà ngược lại. Hành động chửi được sử dụng thuộc nhóm mục đích giao tiếp thứ hai này.
    Chửi là một kiểu hành động ngôn ngữ thường gặp, quen thuộc với nhiều người ở mọi thời đại, mọi dân tộc, ở mọi tầng lớp khác nhau. Theo quan niệm chung của xã hội, chửi thường được xem là hiện tượng “kém văn hoá”, vì thế nó bị phê phán, lên án và hạn chế phạm vi sử dụng, nhất là ở nơi công cộng. Trên thực tế, hành động chửi vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở nhiều giai tầng xã hội khác nhau, cả những người có trình độ văn hoá thấp lẫn những người có trình độ văn hoá cao, cả nam lẫn nữ, cả người cao tuổi lẫn người ít tuổi. Trong văn bản nghệ thuật, hành động chửi cũng được nhà văn sử dụng để miêu tả lời thoại nhân vật một cách sâu sắc, từ góc nhìn nghệ thuật. Vì vậy, chúng không còn là hiện tượng ngoại lệ, bị gạt bỏ mà cần được xem xét, nghiên cứu. Nghiên cứu hành động chửi sẽ góp phần tìm hiểu những cơ chế tâm lý bức xúc của người nói dẫn đến hành động chửi như một hiện tượng xã hội. Việc tìm hiểu cấu trúc, ngữ nghĩa của một hành động như thế không còn là hiện tượng ngoại biên mà mang tính phổ quát cho nhiều ngôn ngữ, theo chúng tôi là việc làm cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số nhận xét biểu hiện đặc trưng tư duy - văn hoá trong giao tiếp của người Việt.
    1.3. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta bắt gặp hành động chửi thường xuất hiện ở chợ, ở nơi xếp hàng mua vé, ở bệnh viện, trong lúc họp hành, khi tham gia giao thông và ngay cả trong gia đình, Và đặc biệt, trong văn bản nghệ thuật, hành động chửi được các nhà văn sử dụng qua lời thoại nhân vật ở những ngữ cảnh khá đa dạng. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, tiêu biểu nhất là của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh Việc nghiên cứu hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại góp phần chỉ ra cách thức tổ chức lời nói vốn có diện mạo sinh động, đa dạng tồn tại trong đời thường, được hư cấu, chọn lọc nhờ lăng kính thẩm mỹ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Đồng thời, tìm hiểu hành động này, chúng tôi mong muốn được cung cấp thêm những cứ liệu phù hợp, làm phong phú lý thuyết hội thoại. Với những lý do lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...