Luận Văn Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Người Tày (còn có tên gọi khác là Thổ, cùng nhóm địa phương với
    Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí) là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có số dân vào
    khoảng 1,5 triệu người - số dân lớn thứ 2 sau người Kinh. Địa vực cư trú của
    người Tày thường tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc như Cao
    Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn .Đây là một trong
    những dân tộc có bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số
    Việt Nam. Ngôn ngữ của người Tày nói chung và tục ngữ nói riêng là một phần
    quan trọng trong nền văn hoá này. Vì vậy việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày
    trước hết là để hiểu rõ hơn về văn hoá Tày, góp phần giới thiệu và tôn vinh nền
    văn hoá của dân tộc Tày.
    1.2. Tục ngữ Tày có thể coi là bộ bách khoa thư về cuộc sống muôn màu
    muôn vẻ của cộng đồng dân tộc Tày, là bộ phận quan trọng của nền văn hoá
    Tày. Vì thế tục ngữ Tày nói riêng cũng như tục ngữ nói chung đã trở thành đối
    tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các ngành
    khoa học xã hội như: văn hoá, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học .Cho
    đến nay việc nghiên tục ngữ đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên các
    công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc
    Tày còn ít. Cụ thể, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tục ngữ Tày ở
    góc độ ngon ngữ học về phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Vì vậy có thể cho
    rằng, việc tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày là góp phần khai
    thác vốn văn hoá của dân tộc Tày ở một bình diện mới, làm rõ thêm nét đặc sắc
    của nền văn hoá dân tộc Tày.
    1.3. Là người con của dân tộc Tày, đang sinh sống và làm việc nơi mảnh
    đất mà đa phần là người Tày đang sinh sống và học tập, tác giả luận văn thiết
    tha với tiếng nói và văn hoá của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu dân tộc và
    tiếng mẹ đẻ của mình bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về tục ngữ Tày, nơi chứa
    đựng nhiều giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá tộc người. Bên cạnh đó,
    tác giả luận văn cũng hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu về tục ngữ Tày sẽ giúp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...