Tiến Sĩ Đặc điểm các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đặc điểm các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt)
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
    2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2
    2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 6
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án. 7
    3.1. Mục đích của luận án. 7
    3.2. Nhiệm vụ của luận án. 8
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 9
    6. Ý nghĩa của luận án. 9
    6.1. Ý nghĩa lí luận. 9
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 9
    7. Cấu trúc của luận án. 10
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN. 11
    1.1. Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng. 11
    1.1.1. Hiện tượng vay mượn từ vựng. 11
    1.1.2. Khái niệm vay mượn từ vựng. 15
    1.2. Khái quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật 20
    1.2.1. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật 20
    1.2.2. Các nhân tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật 27
    1.3. Tiểu kết 38
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
    (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) 39
    2.1. Khái quát đặc điểm ngữ âm tiếng Nhật 39
    2.1.1. Đặc điểm chung của ngữ âm tiếng Nhật 39
    2.1.2. Đặc điểm cụ thể của ngữ âm tiếng Nhật 40
    2.2. Khảo sát đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật 46
    2.2.1. Đặc điểm chung về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật 46
    2.2.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ âm của yếu tố Hán - Nhật 57
    2.3. Tiểu kết 63
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) 64
    3.1. Khái quát về các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc. 64
    3.1.1. Đặc điểm chung của các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc 64
    3.1.2. Chức năng tạo từ của các yếu tố Hán - Nhật 67
    3.2. Phân loại các yếu tố Hán - Nhật theo hình thái - cấu trúc. 73
    3.2.1. Yếu tố Hán - Nhật độc lập. 75
    3.2.2. Yếu tố Hán - Nhật có khả năng tạo từ. 78
    3.2.3. Yếu tố Hán - Nhật không có khả năng tạo từ. 81
    3.3. Đặc điểm đồng hóa về hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật 82
    3.3.1. Sự thay đổi cương vị ngữ pháp của các yếu tố Hán - Nhật 82
    3.3.2. Hiện tượng chuyển loại của từ Hán - Nhật đơn tự. 85
    3.3.3. Sự thay đổi trật tự các yếu tố trong từ Hán - Nhật song tự. 87
    3.3.4. Sự thay thế yếu tố bằng phép thế từ vựng trong từ Hán - Nhật song tự. 89
    3.4. Tiểu kết 91
    CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) 93
    4.1. Nhận xét chung. 93
    4.2. Đặc điểm về khả năng tham gia vào các trường từ vựng - ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật 93
    4.2.1. Cách du nhập lẻ tẻ. 94
    4.2.2. Cách du nhập theo nhóm 97
    4.3. Đặc điểm về khả năng có hay không có từ tương đương trong tiếng Nhật 100
    4.3.1. Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Nhật 100
    4.3.2. Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Nhật 102
    4.4. Đặc điểm về sự biến động về ngữ nghĩa của từ Hán - Nhật 104
    4.4.1. Đặc điểm chung. 104
    4.4.2. Sự bảo lưu nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự. 105
    4.4.3. Sự thay đổi nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự. 107
    4.5. Tiểu kết 118
    KẾT LUẬN. 120
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC. 123
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 124


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tàiChữ Hán nói riêng, các yếu tố Hán nói chung, có lịch sử lâu dài nằm trong lịch sử phát triển của tiếng Nhật. Có nhiều ý kiến cho rằng chữ Hán và các yếu tố Hán được truyền vào Nhật Bản từ khoảng thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ V. Chữ Hán được người Nhật sử dụng làm chữ viết từ rất lâu nên đã trở nên quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức người Nhật, khiến nhiều người Nhật không còn coi đó là yếu tố vay mượn. Hơn nữa, người Nhật có thể sử dụng các yếu tố Hán tạo ra hàng loạt từ mới nhằm biểu đạt các khái niệm mới xuất hiện không ngừng trong vốn từ vựng vốn có của mình. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển như vậy, các yếu tố Hán đã trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong tiếng Nhật, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên tất cả các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật, của Nhật Bản. Chữ Hán không chiếm vị trí duy nhất và độc tôn như trong tiếng Hán vì trong tiếng Nhật, bên cạnh chữ Hán, còn sử dụng hệ thống chữ viết kana. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của yếu tố Hán đối với tiếng Nhật về mặt chữ viết và từ vựng. Mặt khác, trong tiếng Nhật, các yếu tố Hán có những đặc thù riêng, được đồng hóa ở các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa.
    Trong tiếng Nhật, các từ Hán chiếm 47,5%. Kết quả điều tra Các từ ngữ được sử dụng trên báo chí hiện đại trên 90 loại báo phát hành trong một năm do Viện Nghiên cứu chữ quốc ngữ Nhật Bản tiến hành về cho thấy, mặc dù xét theo số lần xuất hiện thì từ Hán (chiếm 41,3%) thấp hơn từ Nhật (53,9%), nhưng xét về số lượng từ Hán được sử dụng chiếm 47,5% nhiều hơn các từ Nhật (chỉ có 36,7%). Cũng theo kết quả điều tra của Viện này vềThực trạng văn nói của tầng lớp trí thức Nhật Bản, số lượng từ Hán được sử dụng trong văn nói là 40%, mặc dù thấp hơn so với từ Nhật (46,9%) nhưng vẫn được coi là chiếm tỉ lệ cao trong lượng từ được sử dụng trong văn nói của tầng lớp trí thức Nhật Bản [126].
    Cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam được xếp vào các nước nằm trong khu vực văn hoá chữ Hán (漢字文化圏). Mặc dù tiếng Việt hiện đại không sử dụng chữ Hán làm chữ viết nhưng cũng giống như tiếng Nhật, trong tiếng Việt sử dụng một lượng lớn các từ Hán - Việt, những từ này tạo thành một lớp từ quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, tiếng Nhật và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên bên cạnh những điểm giống nhau, các yếu tố Hán - Nhật và các yếu tố Hán - Việt còn có nhiều điểm khác nhau.
    Cho đến nay những công trình nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Nhật và tiếng Việt không có nhiều và cũng chưa có nhiều các công trình nghiên cứu đối chiếu cụ thể về lớp từ này trong hai ngôn ngữ. Với số lượng còn hạn chế các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Nhật - Việt nói chung, đối chiếu Hán - Nhật và Hán - Việt nói riêng, có thể nói các công trình nghiên cứu này chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật và các yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa. Từ thực tế này, nảy sinh nhu cầu cần phải có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng hơn để tạo nên cái nhìn toàn diện hơn, chi tiết hơn về vấn đề này.
    Với những lí do trên, chúng tôi chọn yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật và đối chiếu với yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các yếu tố Hán được truyền bá từ Trung Hoa vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên từ thời xa xưa, vào khoảng thế kỉ thứ IV và thứ V. Trước khi được dùng làm chữ viết của tiếng Nhật, chữ Hán chỉ được coi là chữ viết của một thứ tiếng nước ngoài, là tượng trưng cho nền văn hóa Trung Hoa. Ban đầu, ở Nhật Bản, chữ Hán được coi trọng trong việc học nhằm tìm hiểu về nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Do thời kì này triều đình Nhật Bản chủ trương coi trọng chữ Hán nên các quan niệm về âm vị, từ vựng và văn bản tiếng Nhật bị gò bó, áp đặt theo chữ Hán [132].
    Nghiên cứu chữ Hán thời cổ đại (từ TK IV - 794) và trung đại (khoảng năm 1000 - 1334) rất coi trọng chữ Hán của tiếng Hán và chỉ tập trung vào việc giới thiệu các công trình nghiên cứu chữ Hán của Trung Hoa. Đầu thời kì này, do rất ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với phát âm của người Hán nên người Nhật biết về âm vị tiếng Hán chủ yếu thông qua sách vở tiếng Hán. Thời kì này, triều đình Nhật Bản chú trọng việc học chữ Hán và văn học Trung Hoa nên rất phát triển các nghiên cứu về chữ viết, âm đọc và nghĩa của chữ Hán để đọc và hiểu văn Hán; xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cách đọc Nhật (Kundoku) đối với các văn bản chữ Hán. Chẳng hạn, từ điển 新訳華厳経音義私記 Tân dịch Hoa nghiêm kinh âm nghĩa tư kí (tạm dịch “Ghi âm - nghĩa bản dịch mới Hoa nghiêm kinh”) là từ điển âm - nghĩa chữ Hán cổ nhất Nhật Bản, được cho là biên soạn từ cuối thời thượng cổ (khoảng những năm 710~794), ghi lại một số âm Nhật trong bảng chữ viết Manyoogana và các chữ Hán dựa trên từ điển Tân dịch Hoa nghiêm kinh âm - nghĩa của một nhà sư đời Đường [132].
    Nghiên cứu chữ Hán trong giai đoạn từ thượng cổ đến trung cổ đều là sự đối chiếu các sách về âm nghĩa chữ Hán của Trung Hoa. Các từ điển âm - nghĩa này chủ yếu về cách dùng của chữ Hán và các cụm từ chữ Hán theo ngữ cảnh, không phải là các nghiên cứu chữ Hán độc lập với ngữ cảnh. Hơn nữa, vào thời đó, với mục đích chính là hiểu đúng kinh Phật nên các nghiên cứu thời kì này chủ yếu là giới thiệu các từ điển âm - nghĩa của Trung Hoa.
    Từ cuối thời trung cổ đến đầu thời kì trung đại (1334 - 1945), nghiên cứu chữ Hán ở Nhật Bản cũng có những điểm mới đáng chú ý. Bên cạnh việc giới thiệu các nghiên cứu về chữ Hán của Trung Hoa các thời kì trước đó, các học giả Nhật Bản cũng đã bước đầu đề cập đến các vấn đề về chữ Hán theo quan điểm của người Nhật. Mặt khác, do sự truyền bá của Nho học vào Nhật Bản và sự lan rộng của đạo Thiền đã tạo cơ hội cho người Nhật tiếp xúc trực tiếp với âm Hán của các nhà sư Trung Hoa nên việc nghiên cứu chữ Hán được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
    Sang thời kì cận đại (từ năm 1945), nghiên cứu chữ Hán không chỉ dừng lại ở việc lí giải chính xác các công trình nghiên cứu chữ Hán Trung Hoa; mà các học giả đã cố gắng nghiên cứu, nắm bắt tình hình sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản, quan sát chữ Hán một cách khách quan theo quan điểm độc lập của người Nhật. Có thể nói xu hướng nghiên cứu này là đặc điểm nổi bật trong các nghiên cứu chữ Hán ở thời kì này. Quan điểm nghiên cứu tương đối độc lập đã thoát ra khỏi quan điểm nghiên cứu bị gò bó chữ Hán, đã có sự tách biệt rõ ràng giữa từ và chữ viết [132]. Các nghiên cứu về chữ Hán triều Thanh (tiêu biểu là công trình Thuyết văn giải tự của Đoan Ngọc Tài (段玉栽) và các từ điển chữ Hán được biên soạn theo lệnh hoàng đế nhà Thanh, .) có ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình nghiên cứu chữ Hán ở Nhật Bản thời kì này. Nhưng phải đến giai đoạn từ nửa sau thời kì cận đại, các công trình mới thể hiện các hướng nghiên cứu mới do chịu ảnh hưởng rõ rệt từ các nghiên cứu của Trung Hoa và được coi là nền tảng, bước đệm cho nghiên cứu chữ Hán trong các thời kì sau. Mặc dù chủ yếu vẫn là các công trình tập trung vào nghiên cứu chữ Hán trong tiếng Hán nhưng đã có sự tách biệt giữa nghiên cứu chữ Hán ở Trung Hoa và nghiên cứu chữ Hán được sử dụng ở Nhật Bản; chẳng hạn, các công trình nghiên cứu về bảng âm - chữ Manyoogana. Tuy nhiên, các nghiên cứu thời kì này chỉ tập trung nghiên cứu riêng biệt từng chữ Hán, việc nhìn nhận tổng thể chữ Hán một cách hệ thống và các cơ sở lí luận của nghiên cứu chữ Hán chưa thực sự được đặt ra một cách đầy đủ [132].
    Nghiên cứu chữ Hán của Nhật Bản thời kì hiện đại được phát triển ra nhiều lĩnh vực mới hơn (đã có các công trình nghiên cứu về cách đọc theo âm Nhật của chữ Hán, về các từ đọc theo âm Hán .). Tuy nhiên, các nghiên cứu thời kì này cũng không có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Theo Maeda [132], nghiên cứu chữ Hán chính là làm rõ những đặc điểm cũng như vai trò của chữ Hán, do đó việc nghiên cứu nên triển khai theo ba hướng: tư duy nhận thức chữ Hán, quan niệm về chữ Hán và Hán tự học. Tác giả này cho rằng đến tận những năm 1980, trong các nghiên cứu về Hán tự học và chữ viết tiếng Nhật, chữ Hán vẫn chưa thực sự được xem xét một cách toàn diện.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tiếng Việt
    1. Phan Văn Các (1993), Đọc cuốn: "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán -Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
    2. Nguyễn Tài Cẩn (1974), Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ "song viết", tạp chí Văn học, số 2.
    3. Nguyễn Tài Cẩn (1978), Xuất phát điểm của hệ thống vần Hán Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
    4. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán -Việt, Nxb Khoa học xã hội.
    5. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo), Nxb Giáo dục.
    6. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Tiếng Việt, chữ Việt trên quá trình tiếp xúc với tiếng Hán, chữ Hán, tạp chí , Nghiên cứu nghệ thuật, số 7.
    7. Nguyễn Tài Cẩn (1991), Một vài nhận xét thêm rút ra từ cách đọc cổ Hán Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
    8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục.
    9. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục.
    10. Trương Chính (1998), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa, dễ lầm lẫn (tái bản lần 2), Nxb Giáo dục.
    11. Nguyễn Tô Chung (2012), Đặc điểm thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật, Nxb Khoa học xã hội.
    12. Mai Ngọc Chừ chủ biên (2001), Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
    13. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
    14. Quang Đạm (1981), Nghĩa gốc và nghĩa dùng của một số từ Hán Việt, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học xã hội.
    15. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
    16. Nguyễn Thiện Giáp chủ biên (2005), Lược sử Việt ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục.
    17. Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật - Việt, Nxb Khoa học xã hội.
    18. Nguyễn Thị Bích Hà (1997), Mấy nét khái quát về vốn từ tiếng Nhật hiện đại - nguồn gốc - đặc điểm cấu tạo, Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ” ĐHXH&NV, ĐHQGHN, 4 -1997.
    19. Nguyễn Thị Bích Hà (2000), Đặc điểm các yếu tố cấu tạo thuật ngữ thương mại tiếng Nhật và tiếng Việt, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, TCNCNB -TTKHXH & NVQG, số 2 (26) - 2000.
    20. Hồ Hoàng Hoa (2001), Văn hóa Nhật những chặng đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    21. Nguyễn Văn Khang (1986), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm du nhập của các yếu tố Hán - Việt, trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Viện Ngôn ngữ học .
    22. Nguyễn Văn Khang (1992), Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ - xã hội trong việc hình thành nghĩa của các yếu tố Hán – Việt, tạp chí Ngôn ngữ,số 4.
    23. Nguyễn Văn Khang (1994), Bình diện văn hoá, xã hội - ngôn ngữ học của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, tạp chí Văn hoá dân gian, số 1.
    24. Nguyễn Văn Khang (1998), Về những từ gọi là từ láy Hán Việt, trong Từ láy-Những vấn đề còn để ngỏ, Nxb Khoa học xã hội.
    25. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
    26. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    27. Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỉ XX, Nxb Đại học quốc gia.
    28. Vương Lộc (1999), Henri Maspéro và công trình "Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt-các âm đầu, trong Giao lưu ăn hoá & ngôn ngữ Việt - Pháp, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
    29. Bùi Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á .
    30. Ngô Thanh Nhàn (1986), Cấu tạo từ Hán Việt là thể thức cấu tạo từ Việt Nam, tạp chí Ngôn ngữ, số 1.
    31. Hoàng Trọng Phiến (1997), Đối chiếu các âm tiết Hán Việt, Hán Hàn với các âm tiết Hán, trong Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
    32. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học sư phạm.
    33. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    34. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    35. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    36. Trần Sơn (2004), Văn hóa chữ Hán trong cách đặt tên con cái của người Nhật, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, UBKHXH, No 2, 2004.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...