Đồ Án DA311 - WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    Toàn cầu hoá là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu, trước tình hình đó tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng mở cửa, hội nhập. Các nền kinh tế của các quốc gia đang từng bước cam kết cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, làm việc trao đổi hàng hoá sự luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế phát triển. Điều này được chứng minh trong quá trình ra đời và phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO từ 1-1-1995 với vai trò điều tiết không chỉ của thương mại hàng hoá mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ với 136 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới WTO đã trở thành một tổ chức quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá về bản chất là giải quyết vấn đề thị trường vì vậy thực chất đây là sản phẩm của quá trình cạnh tranh, giành giật thị trường gay gắt, quyết liệt giữa các nước và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Đây cũng là một tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sức sản xuất ngày càng phát triển dẫn tới sự đòi hỏi cấp bách phải có một thị trường tiêu thụ hàng hóa. Vấn đề đầu tư giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thế giới có xu thế ngày càng phát triển trở thành một thị trường chung đó là quy luật phát triển tất yếu. Điều hiển nhiên đối với các nước để khỏi bị gạt bỏ ra khỏi lề của sự phát triển thì đều phải có nỗ lực hội nhập và xu thế toàn cầu hóa tọa ra sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung vì tồn tại của chính mình. Đây là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh phân chia thị trường, vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc, cấp độ với các nước khác nhau.
    Đứng trước những đòi hỏi tất yếu và cấp bách của tình hình thế giới, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (tháng 6-1991) đã đề ra chủ trương "mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi". Với đường lối đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn phù hợp với xu thế của thời đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, bước đầu ổn định về chính trị và phát triển nền kinh tế. Quan hệ đối ngoại càng ngày càng được mở rộng vị thế quốc tế của ta ngày càng được nâng cao. Chúng ta có thêm thế lực, có khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ngày 22/11 theo quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nước ta gửi đơn xin gia nhập WTO. Nước ta đã hoàn tất giai đoạn minh bạch hóa chính sách, trả lời các câu hỏi về chính sách kinh tế thương mại, đầu tư mà các nước thành viên của WTO đặt ra. Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị cho các phiên họp và các vòng đàm phán tiếp theo, phấn đấu đến năm 2005 chúng ta được công nhận là thành viên chính thức của WTO. Do vậy yêu cầu tìm hiểu về WTO và những nguyên tắc hoạt động cơ bản của nó, tìm hiểu và chỉ ra những biện pháp, kiến nghị đối với mỗi học viên là cực kỳ quan trọng, do vậy em đã làm đề tài: " WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...