Đồ Án DA279 - Nghiên cứu vấn đề bản chất, chức năng, hình thức của tín dụng và vai trò của nó đối với sự p

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu.

    Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự nỗ lực phấn đấu của các tổ chức, đơn vị kinh tế và toàn thể nhân dân, sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các quốc gia, tổ chức kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc, tiến bộ mới, từng bước phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn. Chúng ta đã và đang cố gắng nâng cao sức mạnh tốc độ tăng trưởng, hiệu quả của nền kinh tế để dần dần theo kịp hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, xét từ mục tiêu, đường lối phát triển nền kinh tế nước ta (theo quan điểm của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX) từ thực tiễn sự phát triển mạnh mẽ và rất năng động của nền kinh tế thế giới trong đó nhất là khu vực Châu á - Thái bình dương, gần nhất là khu vực Đông Nam Châu á, chúng ta nhận thấy rằng so với mục tiêu đặt ra và thực trạng nền kinh tế khu vực cũng như thế giới, nền kinh tế nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải có sự phấn đấu vượt bậc, bảo đảm phát triển vững chắc tuần tự và kết hợp có những bước đột phá, nhảy vọt, "đi tắt đón đầu" . mới có thể đạt được kết quả như mong muốn. Quá trình đó cần quán triệt theo mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 mà mục tiêu tổng quát là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao" (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 89 - 90). Để đạt được mục tiêu ấy, từ xuất phát điểm nền kinh tế nước ta hiện nay, trong bối cảnh chung xu hướng vận động của nền kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi chúng ta phải tìm ra và ứng dụng nhiều giải pháp đồng bộ và có tính hệ thống và khả thi, nhiều "đòn bẩy kinh tế" với những biện pháp cụ thể hữu hiệu, thiết thực hơn. Trong đó, hiện nay một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải tăng cường nguồn vốn nhằm chuyển giao, áp dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất phát huy nội lực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực xuất khẩu, cạnh tranh, hợp tác, tích cực tham gia hoà nhập, thích ứng quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới . Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nền sản xuất có nhiều biện pháp khác nhau, đa dạng và phong phú, trong đó một biện pháp rất quan trọng là nâng cao khả năng của hoạt động tín dụng. Về mặt lý luận kinh tế cũng như thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta và thế giới từ trước đến nay, đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới, khu vực, nước ta những năm gần đây cho thấy tín dụng ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nói riêng. Bởi vậy việc tìm hiểu, Nghiên cứu vấn đề bản chất, chức năng, hình thức của tín dụng và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là việc làm cần thiết, bổ ích trước hết là với những người học tập về khoa học kinh tế, những nhà quản lý, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...