Đồ Án DA174 - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề lhông thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cho dùdoanh nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở bất kỳ một lĩnh vực nào thì vấn đè cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mà một trong các biện pháp được áp dụng có hiệu quả là xây dựng các chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài, kết hợp với những chiến lược kinh doanh có dự định từ trước để đề ra những quyết định đúng đắn trong từng thời kỳ tiến hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Vấn đề này không chỉ được áp dụng riêng đối với công ty Honda Việt Nam mà còn được áp dụng đối với nhiều doanh nghiệp khác.

    Trong những năm gần đây, thị trường xe gắn máy Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn, cụ thể là: sau khi công ty liên doanh Honda Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động thì người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã có thể sử dụng những chiếc xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda được sản xuất ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

    Bên cạnh đó khi thấy được nhu cầu sử dụng xe gắn máy của người dân Việt Nam là rất lớn, một số hãng sản xuất xe gắn máy lớn khác cũng đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để thành lập những công ty liên doanh sản xuất xe gắn máy như: Suzuki Việt Nam, Yamaha Việt Nam, VMEP của tập đoàn SYM .
    Người tiêu dùng Việt Nam giò đây đã có thể tự do lựa chọ những sản phẩm xe gắn máy mà mình yêu thích. Cũng chính từ đó, Honda Việt Nam đã có sự cạnh tranh gay gắt với các hãng sản xuất và lắp ráp xe gắn máy tại Việt Nam khác. Cuộc cạnh tranh giờ đây không chỉ còn là cạnh tranh giữa chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả nữa mà giờ đây thực sự là cuộc cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm. Mà bất kỳ một cuộc cạnh tranh nào về thương hiệu sản phẩm cũng diễn ra rất gay gắt, quyết liệt.

    Thêm vào đó, hai năm trở lại đây, thị trường xe gắn máy đã đa dạng nay lại còn đa dạnh hơn. bởi những chiếc xe gắn máy Trung Quốc được nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Sản phẩm xe gắn máy Trung Quốc với ưu thế là giá rẻ, chủng loại phong phú đã thực sự phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng xe gắn máy song lại có thu nhập thấp hoặ những người dân có nhu cầu đổi xe mơí song lại không có đủ tiền, .Như vậy giò đây Honda Việt Nam thực sự đã bước vào cuộc cạnh tranh kép, một bên là các liên doanh sản xuất và lắp ráp xe gắn máy tại Việt Nam và một bên là những sản phẩm xe gắn máy Trung Quốc được lắp ráp hoặc nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam.

    Để công ty Honda Việt Nam có thể đối phó được những vấn đề cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường thì cần phải nghiên cứu và đưa ra những chiến lược cạnh tranh. Những chiến lược này không chỉ giúp cho công ty nâng cao vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh mà còn giúp cho công ty có thể đứng vững được trên thị trường và giữ vị trí số một của mình trong lòng người tiêu dùng.
    Trên thực tế công ty Honda đã có nhiều chiến lược cạnh tranh nhưng tính thực tiễn và hiệu quả cuả nó tới đâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng, tiềm lực của mình tới đâu, khả năng, tiềm lực của đối thủ cạnh tranh như thế nào, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chiến lược đang thực hiện như thế nào, .Để có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề nay em đã viết đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...