Đồ Án DA008 - Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu

    Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
    Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm .
    Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất khẩu là 550,6 triệu USD vào năm 1995, đã tăng lên mức 971,12 USD vào năm 1999, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm vừa qua. Thị trường xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng đáng kể, thủy sản của Việt Nam đã chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu thuỷ sản của thế giới.
    Liên minh Châu Âu (EU), một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng trong thời gian qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu to lớn của xuất khẩu thủy sản sang EU, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.
    Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ để viết đề án môn học. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
    Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề án này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề án.
    Đề án kết cấu gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua.
    Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...