Sách Đạ i Vi ệ t Sử Ký Ngo ạ i Kỷ Toàn Thư _ 739 Trang

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [1a] Triều Liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp,
    Kiêm Sử Quan Tu Soạn, Thần Ngô Sĩ Liên Biên
    Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách
    Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị
    1
    đến ở Nam Giao2
    để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín
    châu3
    thì Bách Việt
    4
    thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu
    [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị
    5
    , tên Việt bắt đầu có từ đấy.
    Kỷ Hồng Bàng Thị
    Kinh Dương Vương
    [1b] Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông6
    .
    Nhâm Tuất, năm thứ 17
    . Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
    Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh8
    lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh
    Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố
    nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương
    Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
    Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long9
    sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép:
    thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của

    1
    Hy thị: Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn
    lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Nam (Kinh Thư, Nghiêu điển)
    2
    Kinh Thư chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh
    Thư, chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.
    3
    Theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.
    4
    Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu
    tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.
    5
    Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên
    được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu
    Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến
    thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí).
    6
    Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm
    Đế.
    7
    Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão
    (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm
    lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi.
    8
    Ngũ Lĩnh: có nhiều thuyết khác nhau, đại khái chỉ 5 ngọn ở biên giới phía nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các
    núi: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.
    9
    Nguyên văn: "Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long". Theo câu này thì phải hiểu Thần Long là tên người con gái của Động
    Đình Quân. Nhưng ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân".
    Như vậy tên của Động Đình Quân là Thần Long.



    Dai Viet su ky toan thu_dvsktt.pdf
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...