Tiểu Luận đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp việt nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu . của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
    Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Trong các hệ thống nông nghiệp canh tác độc canh đang dần thay thế kéo theo các hệ sinh vật cũng bị mất dần đi sự phong phú. Các hệ sinh thái nông nghiệp dần mất đi trạng thái cân bằng tự nhiên, đứng trước nguy cơ chỉ phát triển được trong một thời gian ngắn, không bền vững.
    Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết.
    II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
    Mục tiêu của chuyên đề là tìm hiểu nguyên nhân làm cho đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp bị suy giảm. Và thực trạng đa dạng sinh học trong nông nghiệp đang như thế nào từ đó đề ra một số giải pháp để tăng tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp.

    MỤC LỤC
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 2
    III. NỘI DUNG 2
    1. Đa dạng sinh học là gì? 2
    2. Đa dạng sinh học trong nông nghiệp là gì? 3
    3. Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp. 3
    4. Các phương pháp bảo tồn hiện nay. 5
    5. Thực trạng của việc đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp nước ta hiện nay. 6
    5.1. Trong hệ thống trồng trọt. 6
    5.2. Trong hệ thống chăn nuôi. 9
    6. Một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp. 10
    IV. KẾT LUẬN 10
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
     
Đang tải...