Thạc Sĩ Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng VII/2010 đến VI/2011 ở 04 sinh cảnh khác nhau từ rừng tự nhiên cho đến đất hoạt động nông nghiệp với 02 độ cao trên và dưới 800m tại KBTTN Tà Đùng. Kết quả đã ghi nhận và định danh được 179 loài trong 09 họ bướm (Rhopalocera: Papilionoidea) bao gồm: 25 loài thuộc họ Papilionidae, 62 loài Nymphalidae, 28 loài Pieridae, 12 loài Danaidae, 20 loài Satyridae, 01 loài Libytheidae, 05 loài Riodinidae, 04 loài Amathusiidae và 22 loài Lycaenidae. Kết quả đã ước lượng 207 – 223 loài bướm có thể xuất hiện tại KBTTN Tà Đùng. Ngoài ra, đề tài đã bổ sung thêm 141 loài cho khu hệ bướm Tà Đùng và ghi nhận loài Troides helena cerberus trong danh lục SĐVN 2007 (sẽ nguy cấp VU).
    Đánh giá ảnh hưởng sinh cảnh và độ cao đến biến động quần thể bướm cho thấy tần số xuất hiện loài cao nhất tại rừng tự nhiên và giảm dần cho đến đất hoạt động nông nghiệp có tần số xuất hiện loài thấp nhất. Qua kết quả thống kê độ cao không ảnh hưởng đến tần số xuất hiện loài. Chỉ số tương đồng cho thấy các sinh cảnh gần nhau có thành phần loài giống nhau hơn và ngược lại. Tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh của 04 họ Papilionidae, Nymphalidae, Pieridae và Danaidae cho thấy đây là các nhóm phổ biến có thể bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu. Các loài họ Amathusiidae có thể được xem là nhóm chỉ thị cho sinh cảnh rừng tự nhiên hoặc ít bị tác động.
    Thời gian hoạt động của bướm cao nhất trong ngày từ 10 giờ sáng đến 01 giờ chiều. Vào các thời điểm này ghi nhận được tần số bắt gặp loài và số loài xuất hiện cao hơn so với các thời điểm khác. Khảo sát biến động quần thể theo mùa cho thấy yếu tố lượng mưa ảnh hưởng đến tần số xuất hiện của bướm, vào các thời điểm giao mùa trong năm có sự gia tăng tần số xuất hiện loài.
    Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố thành phần loài và tần số xuất hiện không phụ thuộc vào độ cao mà chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các sinh cảnh khác nhau. Thời điểm bướm xuất hiện cao trong ngày từ 10:00 – 13:00 và tần số xuất hiện chịu tác động bởi sự thay đổi mùa trong năm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu biến động theo mùa cần phải có thời gian dài để có các đánh giá chi tiết hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...