Báo Cáo Đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Báo cáo này bao gồm bốn phần do nhóm cán bộ của Ngân hàng Thế giới soạn thảo.
    Đây là bản cập nhật của Báo cáo năm 1998 “Việt Nam – Thúc đẩy Công Cuộc Phát
    triển Nông thôn – Từ Viễn cảnh tới Hành động”, đặc biệt nhấn mạnh đến đa dạng hóa
    nông nghiệp. Báo cáo này đề cập chi tiết các vấn đề về trung hạn Việt Nam sẽ phải đối
    mặt nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế nông thôn đến cuối thập kỷ này.
    Báo cáo góp phần giúp Chính phủ, đặc biệt là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
    thôn, đánh giá lại tăng trưởng nông nghiệp và nông thôn thời gian qua, cung cấp các
    thông tin cần thiết của Ngành nhằm đóng góp vào quá trình chuẩn bị Kế hoạch Quốc
    gia 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, đồng thời giúp lập kế hoạch và xây dựng chương
    trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam. Báo cáo này gồm có bốn phần:

    Phần 1 – Khái quát chung
    Phần 2 – Ba trụ cột trong phát triển nông thôn
    Phần 3 – Điều chỉnh chi tiêu công và thể chế Ngành trước các thách thức trong
    nông nghiệp và nông thôn
    Phần 4 – Đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam

    Tám nghiên cứu nền đã được thực hiện nhằm phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo này.
    Đó là các nghiên cứu: (1) “Nghiên cứu sở hữu đất đai theo truyền thống” do Bùi Quang
    Toản, Elke Foerster, Nguyễn Văn Chiến, Thu Nhung Mlo Duon Du, Ulrich Apel, và
    Vương Xuân Tình thực hiện; (2) Nghiên cứu “Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Ngành
    nông nghiệp” do William Cuddihy và Phạm Lan Hương thực hiện, đây cũng là một
    chương trong Báo cáo của Ngân hàng Thế giới “Khảo sát chi tiêu công của Việt Nam
    và đánh giá trách nhiệm tài chính tổng hợp (2005)”; (3) Nghiên cứu “Sự tham gia thị
    trường lao động nông thôn và mối quan hệ giữa việc làm tự tạo từ các hộ gia đình phi
    nông nghiệp với giảm nghèo” do Nguyễn Chiến Thắng thực hiện; (4) Nghiên cứu “Đa
    dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam” do Nguyễn Ngọc Quế, Vũ Trọng Bình, và Lê Xuân
    Sinh thực hiện; (5) Nghiên cứu “Môi trường chính sách cho phát triển nuôi trồng thủy
    sản” do Lê Xuân Sinh thực hiện; (6) Nghiên cứu “Các chính sách về đa dạng hóa nông
    nghiệp ở Việt Nam” do Nguyễn Ngọc Quế thực hiện; (7) Nghiên cứu “Đa dạng hóa
    nông nghiệp và các hệ thống canh tác ở Việt Nam: Phân tích chuỗi hàng hóa Gạo, Cà
    phê, và Cao su” do Nguyễn Tử Siêm thực hiện; (8) Nghiên cứu “Các chiến lược cho
    thiết kế các hệ thống canh tác bền vững và đa dạng hóa ở Việt Nam: Tổng hợp, kiến
    nghị, và đề xuất” do Andre Chabanne, CIRAD, thực hiện. Một số hội thảo kỹ thuật đã
    được tổ chức, thảo luận các bản dự thảo của các nghiên cứu về sở hữu đất đai truyền
    thống và đánh giá chi tiêu công.

    Các kết quả phân tích và kết luận chính của Dự thảo Báo cáo đã được trình bày và thảo
    luận tại một số hội nghị, như ở hội nghị Nhóm Hỗ trợ Quốc tế (ISG) tháng 11/2004, tại
    cuộc họp không chính thức với các nhà tài trợ tháng 9/2004 ở Hà Nội, và tại hội thảo
    tham vấn lần cuối cho bản dự thảo Báo cáo ngày 28 tháng 6 năm 2005. Trong quá trình
    soạn thảo, nhóm nghiên cứu cũng đã có các cuộc thảo luận hữu ích với Ts. Đặng Kim
    Sơn và đồng nghiệp của ông tại Trung Tâm Thông Tin của Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn (ICARD).

    Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn Wim Vijverberg, Rob Swinkels, Carrie Turk, và Marko
    Katila đã có những ý kiến đóng góp quí báu, những nhận xét cụ thể, và những hỗ trợ
    tích cực vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình chuẩn bị Báo cáo này. Nhóm Phản
    biện bao gồm Eija Peju, Shawki Barghouti, Paul Dorosh, và Olivier Gilard. Chúng tôi
    xin cảm ơn nhóm cán bộ của Vụ Phát Triển Nông Thôn Ngân hàng Thế giới đã có
    những đóng góp quan trọng cho bản Báo cáo, đặc biệt là Robin Mearns, Susan Shen, và
    Laurent Msellati. Nhóm tác giả của Báo cáo này bao gồm Stephen Mink, Cao Thăng
    Bình, và Nguyễn Thế Dzũng. Cuối cùng, nhóm Tác giả xin cảm ơn sự trợ giúp của
    Minhnguyet Le Khorami, Brenda Phillips, Ethel Yu, Evelyn Laguidao, Nguyễn Thị Lệ
    Thu, Vũ Thu Hương, và Đào Thị Thùy Dung trong việc tổ chức biên soạn và in ấn.


    MỤC LỤC

    TÓM TẮT NỘI DUNG ix
    BA TRỤ CỘT TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .
    1
    A. Tạo cơ hội thông qua thúc đẩy định hướng thị trường 1
    1. Đa dạng hoá nông nghiệp 1
    2. Phát triển thị trường 7
    3. Hội nhập Thương mại Nông sản . 11
    4. Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước . 16

    B. Quản lý Tài Nguyên thiên nhiên để phát triển trên diện rộng . 26
    1. Đất nông nghiệp 26
    2. Nguồn tài nguyên rừng 35
    3. Tài nguyên nước 43
    4. Thuỷ sản . 46

    C. Hỗ trợ xoá đói giảm nghèo thông qua huy động sự tham gia và tăng thêm
    quyền cho cộng đồng
    52
    1. Vai trò của năng suất nông nghiệp trong xoá đói giảm nghèo ở miền núi . 53
    2. Hỗ trợ tốt hơn các nhóm dễ bị tổn thương để đối phó với những rủi ro do
    gia nhập thị trường 54
    3. Các chương trình giảm nghèo mới 56

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    . 69

    BẢNG
    Bảng 1. Việt Nam: Tăng trưởng bình quân diện tích cây trồng 1986-2000 (%) 1
    Bảng 2. Các hệ thống nông nghiệp theo vùng, 1986-2002 . 2
    Bảng 3. Một cấu trúc để lập kế hoạch và thực hiện các chương trình đa dạng hoá
    nông nghiệp 4
    Bảng 4. Việt Nam - tăng trưởng nhanh trong thương mại hoá sản xuất nông nghiệp
    (1993-2002) . 7
    Bảng 5. Tóm tắt các lựa chọn chuyển đổi các LTQD 24
    Bảng 6. Các nguồn thu nhập của hộ làm nghề cá năm 2001, % 47
    Bảng 7. Chương trình 135–Các hợp phần và xu hướng trong phân bổ nguồn lực
    (tỉ đồng) . 57
    Bảng 8. HEPR–Các chương trình nhỏ và xu hướng phân bổ nguồn lực (tỉ đồng) 57

    HÌNH
    Hình 1. Việt Nam – Bản đồ Đa dạng hoá Nông nghiệp, 1995-2000 . 3
    Hình 2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo vùng . 48
    Hình 3. Phạm vi của Chương trình 135 . 56
    Hình 4. Chi tiêu cho HEPR và Chương trình 135 của tỉnh 59
    Hình 5. Mức độ tham gia (P) – Các dự án định hướng theo nhu cầu cộng đồng và
    so sánh với Chương trình 135 (xem xét các đối tượng hưởng lợi) . 62
    Hình 6. Tác động của các công trình . 63
    Hình 7. Sự tham gia và sự thoả mãn chung đối với đầu tư về hạ tầng cơ sở . 64

    HỘP
    Hộp 1. Trường hợp cả hai cùng có lợi trong việc cải thiện chuỗi sản xuất - thu mua -
    và chế biến 8
    Hộp 2. Các tiêu chí để cộng đồng xin cấp quyền sử dụng đất 33
    Hộp 3. Những bước đầu tiên giúp quá trình giao đất cho cộng đồng thành công 34
    Hộp 4. Kinh nghiệm của Việt Nam đối với rừng sản xuất về lâm nghiệp và bài học
    để tiến lên phía trước 41
    Hộp 5. Đa dạng hoá nông nghiệp và khác biệt xã hội ở vùng miền núi phía Bắc . 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...