Luận Văn Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

    Sở hữu là một phạm trù kinh tế xuất phát và cơ bản của kinh tế chính trị. Nó như là một tổng thể các quan hệ kinh tế và theo đó là tổng thể các quyền sử dụng, chi phối, quản lý . gắn với một chế độ xã hội nhất định.
    Chế độ sở hữu chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố chi phối các yếu tố khác của đời sống xã hội. Bản thân chế độ sở hữu cũng là yếu tố động, luôn luôn biến đổi, luôn luôn có sự cải tiến. Khi chế độ sở hữu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi mọi yếu tố khác trong cấu trúc xã hội và thay đổi toàn bộ chế độ xã hội.
    Ở nước ta, Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng của các hình thức sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi sở hữu vừa là mục tiêu vừa là phương tiện vì sở hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung không chỉ là phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể thay thế, mà là một bộ phận cấu thành của xã hội nhất định. Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng riêng về sở hữu, những quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ sở hữu đó.
    Kết cấu của đề tài bao gồm:
    Chương I: Lý luận về phạm trù sở hữu
    Chương II: Cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ ở nước ta
    Chương III. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
     
Đang tải...