Thạc Sĩ đa dạng địa - sinh học vùng hà tiên - kiên lương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa 1
    MỤC LỤC 3
    Danh mục các bảng biểu . 5
    Danh mục các hình ảnh . 5
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 8
    1.1. Đặt vấn đề . 8
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 9
    1.3. Nội dung nghiên cứu . 9
    1.4. Phạm vi nghiên cứu . 9
    1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN . 11
    2.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng địa học 11
    2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học 11
    2.1.2. Khái niệm về đa dạng địa học và tích hợp đa dạng sinh-địa học . 11
    2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 15
    2.2.1. Giới thiệu vùng Hà Tiên- Kiên Lương . 15
    2.2.2. Lịch sử nghiên cứu về đa dạng sinh học và đa dạng địa học . 19
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu 23
    2.3.2. Phương pháp chọn điểm thu mẫu thực vật . 23
    2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 24
    2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu tại phòng phân tích . 26
    2.3.5. Phương pháp phân tích và xử l ý số liệu . 26
    2.3.6. Phương pháp viễn thám và GIS . 26
    CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
    KHU VỰC HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG 27
    3.1. Đặc điểm đa dạng địa học . 27
    - Trang 4 -
    3.1.1. Đa dạng về tuổi địa tầng – thạch học 27
    3.1.2. Đa dạng về địa mạo 32
    3.2. Đặc điểm đa dạng sinh học . 39
    3.2.1. Đa dạng sinh học khu vực đất ngập nước 40
    3.2.2. Đa dạng sinh học vùng núi đá vôi 40
    CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT TRÊN CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA
    HỌC 45
    4.1. Thảm thực vật trên đồng bằng thấp cấu tạo bởi trầm tích Holocen 45
    4.2. Thảm thực vật trên núi thấp phun trào Mesoizoi 50
    4.2.1. Thảm thực vật trên đá phun trào trung tính – felsic hệ tầng Nha
    Trang(K2nt) . 50
    4.2.2. Thảm thực vật trên đá phun trào acid hệ tầng Núi Cọp (T2anc) 51
    4.3. Thảm thực vật trên núi đá vôi hệ tầng Hà Tiên (Pht) . 53
    4.4. Thảm thực vật trên núi cát kết hệ tầng Hòn Heo (D2-3hh) 69
    CHƯƠNG V: MỐI QUAN HỆ ĐỊA SINH HỌC 75
    5.1. Cơ sở lý luận của mối quan hệ địa-sinh học . 75
    5.2. Những biểu hiện thực tế về mối quan hệ địa-sinh học tại Hà Tiên-Kiên
    Lương 77
    5.3. Vai trò của các yếu tố địa học đối với đa dạng sinh học . 83
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    Phụ lục 1. Danh sách thực vật bậc cao ghi nhận được trên đất ngập nước của
    vùng Hà Tiên Kiên Lương. 93
    Phụ lục 2. Danh sách thực vật được ghi nhận trên núi cát kết Sơn Trà 101
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Đa dạng sinh học khu vực Hà Tiên - Kiên Lương đã được chứng minh
    qua nhiều tài liệu. Đây là khu vực rất đa dạng về sinh cảnh, vừa có thảm thực
    vật ven sông rạch, rừng ngập mặn ven biển, đầm lầy dừa nước, đồng cỏ ngập
    theo mùa vừa có các sinh cảnh trên núi, đồi đất và hang động đá vôi [15]. Tuy
    nhiên, những yếu tố dẫn đến sự đa dạng sinh học ở đây chưa được luận giải, tại
    sao trên một diện tích hẹp như vậy lại có sự đa dạng sinh cảnh đến thế. Một câu
    hỏi lý thú đặt ra là phải chăng đa dạng sinh học xuất phát từ đa dạng địa học?
    Khái niệm đa dạng địa học mới được đề cập và phát triển trong những
    năm gần đây. Các cuộc khảo sát đã cho thấy vùng Hà Tiên - Kiên Lương có
    mức độ đa dạng địa học rất cao. Tại đây hiện diện nhiều loại địa tầng hình
    thành vào các thời kỳ khác nhau, từ Paleozoi đến Kainozoi; cũng như có đầy đủ
    các loại đá magma (xâm nhập, phun trào), trầm tích thuộc nhiều nguồn gốc và
    các dạng địa hình hình thành trong các môi trường địa chất khác nhau (sông,
    biển, đầm lầy ) như xâm thực, bóc mòn, karst hóa.
    Như vậy, “ nếu chúng ta chấp nhận giá trị đa dạng địa học đối với các
    quá trình sinh thái thì chúng ta cần xác định nhân tố cụ thể nào của đa dạng địa
    học đóng vai trò chi phối quan trọng. Từ đó chứng minh được sự suy thoái hay
    phá hoại của một hiện tượng địa học có dẫn đến tai biến nặng nề với môi
    trường tự nhiên và quá trình sinh thái hay không. Nếu có thì việc bảo tồn địa
    học mang ý nghĩa quan trọng, cần được quản lý tốt nhằm tránh các hậu quả xảy
    ra ” (theo Gray M., 2004) [3].
    Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, đề tài nghiên cứu đã được tiến hành theo
    hướng tiếp cận tổng hợp sinh-địa học, dùng cơ sở dữ liệu thực tế biện giải cho
    mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và đa dạng địa học tại khu vực nghiên cứu.
    Từ đó mong muốn đem lại một cái nhìn khách quan hơn, thỏa đáng hơn về vai
    trò của môi trường phi sinh (môi trường địa học) đối với môi trường hữu sinh.
    Vì thời gian thực hiện có hạn, nên đề tài giới hạn điều tra về đa dạng thực vật
    (chủ yếu tập trung vào thực vật bậc cao).
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học,
    bằng các tài liệu đã công bố và khảo sát thực tế về đa dạng địa học và đa dạng
    sinh học khu vực Hà Tiên- Kiên Lương.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    1) Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất, địa mạo và đa
    dạng sinh học của khu vực Hà Tiên – Kiên Lương.
    2) Khảo sát và chứng minh tính đa dạng địa học vùng Hà Tiên – Kiên
    Lương.
    3) Kế thừa các nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh học đất ngập nước,
    núi đá vôi và núi Sơn Trà,
    4) Điều tra lại và bổ sung thành phần loài thực vật đặc trưng trên nhiều địa
    tầng khác nhau.
    5) Xây dựng đặc điểm đa dạng thảm thực vật theo các đơn vị địa học, thiết
    lập mặt cắt địa-sinh thái và bản đồ địa-sinh thái.
    6) Phân tích mối quan hệ của đa dạng địa học và đa dạng sinh học, từ đó
    xác nhận vai trò ảnh hưởng và rút ra một số quy luật chi phối của đa
    dạng địa học đối với đa dạng sinh học.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    Các vị trí khảo sát được lựa chọn trên năm hệ tầng có thành phần thuộc
    nhiều nguồn gốc khác nhau:
    · Trầm tích bở rời: Hệ Đệ tứ Holocen (QIV), trầm tích có nhiều nguồn gốc:
    sông, biển, đầm lầy; vị trí khảo sát: xã Phú Mỹ.
    · Trầm tích gắn kết: Hệ Devon thống trung - thượng: Hệ tầng Hòn Heo
    (D2-3 hh) ; vị trí khảo sát: núi Bình Trị.
    · Đá vôi Pecmi, hệ tầng Hà Tiên (P ht); vị trí khảo sát: Thạch Động, Hòn
    Phụ Tử, Chùa Hang, Hang Cá Sấu.
    · Phun trào núi lửa:
    - Hệ Trias thống trung, bậc anisi: Hệ tầng Núi Cọp (T2a nc); vị trí
    khảo sát: Mũi Nai, Thạch Động.
    - Hệ Creta, thống thượng: Hệ tầng Nha Trang (K2 nt); vị trí khảo
    sát: Núi Sơn Trà.
    1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Ý nghĩa khoa học: Xác minh đa dạng địa học có liên quan với đa dạng
    sinh học. Đây là vấn đề mang tính mới về mặt khoa học, góp phần đem lại một
    cách nhìn khách quan hơn, thỏa đáng hơn về vai trò của môi trường phi sinh
    (môi trường địa học) đối với môi trường hữu sinh.
    Ý nghĩa thực tiễn: Trong công tác bảo tồn tự nhiên, cần phải bảo tồn cả
    tài nguyên địa học vì thiếu sự đa dạng địa học sẽ không có sự đa dạng sinh học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...