Thạc Sĩ đa dạng di truyền thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên hang kia - pà cò

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Việt Nam được coi như là quê hương của nhiều loài động thực vật với đặc điểm nguyên thuỷ và chứa đựng số lương lớn các loài đặc hữu. Theo ước tính bởi các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, Việt Nam có khoảng 12 000 loài thực vật có mạch trong đó hơn 9000 loài đã được phát hiện (Bân, 2003), khoảng 1/3 tổng số loài thực vật được biết là đặc hữu (Chấn, 1999). Trong nhiều năm gần đây, do áp lực tăng dân số cùng với nhu cầu phát triển kinh tế nhanh, rừng Việt Nam, nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học cao đã và đang bị suy giảm mạnh cả về số lượng loài và số lượng cá thể cho mỗi loài. 462 loài thực vật và 418 loài động vật được đưa vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ (BKHCN & VKHCNVN, 2007), trong đó nhiều loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN, 1994).

    Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò nằm ở phía tây tỉnh Hoà Bình giáp với tỉnh Sơn La, gồm các xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Bảo La, Cun Phèo và Piềng Ve thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình, với toạ độ 20[SUP]o[/SUP]40’ – 20[SUP]o[/SUP]45’ Bắc và 104[SUP]o[/SUP]51’ – 105[SUP]o[/SUP]00’ Đông. Khu Bảo tồn được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích khoảng 1 000 ha, mục đích là bảo tồn rừng trên núi đá vôi, các loài thực vật hạt trần và các loài động vật quý hiếm có trong khu vực. Về mặt địa hình, Khu Bảo tồn được đặc trưng bới các khối núi đá vôi, cao, nhọn, đỉnh cao nhất tới 1 536 m so với mặt biển ở phía tây bắc, độ cao giảm dần về phía đông. Phần lớn các khối núi đá vôi cao trên 500 m. Địa hình được chia cắt bởi các thung lũng và suối. Nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô, nước mưa bị hấp thụ nhanh vào hệ thống suối ngầm dưới lòng đất. Các thung lũng ở phía bắc tương đối bằng phẳng là nơi định cư của người dân địa phương. Khu vực vùng lõi gồm 2 xã Hang Kia và Pà Cò với tổng số dân 5170, người H’Mông chiếm đa số. Về mặt khí hậu, Khu bảo tồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa này, nhiệt độ và độ ẩm thấp, thường xuyên xuất hiện cháy rừng. Do ảnh hưởng bởi khí hậu và địa hình, thảm thực vật của khu Bảo tồn đa dạng và đặc trưng cho khu vực núi đá vôi với nhiều loài đặc hữu như Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis) và nhiều loài động vật khác.

    Trong báo cáo này, chúng tôi đề cập đến tính đa dạng di truyền của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố ở miền bắc Việt Nam nói chung và Hang Kia – Pà Cò nói riêng, cùng với đặc điểm cấu trúc của 2 loài thông, Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis), Thông đỏ bắc (T. chinensis). Một số giải pháp bảo tồn và phục hồi chúng cũng được kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...