Luận Văn Cuộc vận động người việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam trong sinh viên trên địa bàn hà nội thực trạ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRONG SINH VIÊN 8

    1.1. Hàng Việt và ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng Việt trên thị trường nội địa 8

    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng Việt 8

    1.1.2. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng Việt trên thị trường nội địa .15

    1.2. Khái quát nội dung của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .20

    1.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội .21

    1.3.1. Khái quát về sinh viên Hà Nội 22

    1.3.2. Khuynh hướng, tâm lý tiêu dùng của sinh viên Hà Nội .24

    1.3.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội .26

    1.4. Các yếu tố quyết định sự thành công của Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” trong sinh viên .27

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRONG SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 30

    2.1. Tổng quan tình hình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong người tiêu dùng nói chung và sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng .30

    2.1.1. Từ phía Nhà nước .30
    2.1.2. Từ phía doanh nghiệp .35

    2.2. Kết quả và đánh giá thực trạng triển khai Cuộc vận động .41

    2.2.1. Đối với người tiêu dùng 41

    2.2.2. Đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội 44

    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRONG SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 57

    3.1. Một số kinh nghiệm về việc vận động ưu tiên dùng hàng nội ở một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 57

    3.1.1. Kinh nghiệm về vận động ưu tiên dùng hàng nội ở các quốc gia khác trên thế giới .57

    3.1.2. Một số bài học về vận động ưu tiên dùng hàng nội đối với Việt Nam 58

    3.2. Một vài khái quát về bối cảnh Việt Nam hiện nay .60

    3.2.1. Bối cảnh đất nước .60

    3.2.2. Bối cảnh ở thành phố Hà Nội .63

    3.3. Phương hướng đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động 63

    3.3.1. Phương hướng chung để đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động 63

    3.3.2. Phương hướng đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng 65

    3.4. Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt

    Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội” .65

    3.4.1. Từ phía nhà nước, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương 66

    3.4.2. Từ phía các doanh nghiệp, nhà sản xuất .70

    3.4.3. Từ phía nhà trường .77

    KẾT LUẬN 80
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Mở rộng thị trường nội địa là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam. Phát triển một thị trường nội địa bền vững sẽ là đầu kéo, đem lại bước phát triển vượt bậc cho nền kinh tế. Việc tiêu thụ hàng hóa nội địa còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước chinh phục người tiêu dùngvà chiếm lĩnh thị trường từ các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài ra việc phát triển thị trường nội địa còn giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an sinh xã hội.
    Việt Nam là nước có tiềm năng vượt trội để phát triển một thị trường nội địa. Với dân số gần 88 triệu người (số liệu Cục thống kê năm 2011), Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ đầy triển vọng bởi yếu tố đông dân với đa số là dân số trẻ. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) năm 2012 đạt 1,540 USD/người, như vậy nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam đang dần tăng lên.
    Tuy nhiên, thị trường nội địa Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp, hàm lượng giá trị trí tuệ và công nghệ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO (Tổ chức thương mại quốc tế - World Trade Organization), AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – ASEAN Free Trade Area), nền kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sức cạnh tranh trên thị trường nội địa đối với các sản phẩm trong nước ngày càng gay gắt. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã và đang tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta, xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất, đóng cửa, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, . Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới đang khó khăn như vậy, việc tiêu dùng hàng hóa trong nước ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, việc đề ra Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là rất cần thiết.
    Đứng trước thách thức đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội cũng như tận dụng tiềm năng của thị trường nội địa, Bộ Chính trị đã phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào ngày 31/07/2009. Qua hơn ba năm thực hiện, Cuộc vận động đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Tuy nhiên, thành tựu của Cuộc vận động vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong giới trẻ và sinh viên. Cuộc vận động chỉ mang tính phong trào, không thường xuyên, liên tục, chỉ rộ lên ở những đợt cao điểm, chưa đi sâu thực hiện, chưa chú trọng các giải pháp triển khai. Cũng chính vì lí do này, người dân chưa thực sự nhận thức rõ tầm quan trọng của Cuộc vận động và điều chỉnh thái độ, hành vi tiêu dùng.
    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hàng ngoại tràn ngập, thu nhập tăng lên, nếu không thực hiện tốt Cuộc vận động này thì rất khó tháo gỡ cho sản xuất trong nước và do đó vấn đề việc làm, thu nhập của người lao động và tăng trưởng kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác khó có thể thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động là rất cần thiết và cấp bách. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến sinh viên trên địa bàn Hà Nội, một bộ phận không nhỏ của sinh viên Việt Nam – lớp người tiêu dùng tiềm năng. Cũng giống như giới trẻ cả nước nói chung, sinh viên ở Hà Nội vẫn chưa chú trọng sử dụng hàng Việt, thậm chí một bộ phận còn xem thường việc sử dụng hàng nội. Việc nghiên cứu này giúp định hướng thúc đẩy Cuộc vận động trong bộ phận sinh viên Hà Nội, để từ đó lan rộng ảnh hưởng Cuộc vận động trong giới trẻ và người tiêu dùng Việt Nam. Đó cũng là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong sinh viên Hà Nội hiện nay – Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Hiện nay, vấn đề vận động người dân dùng hàng nội đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo về vấn đề này, điển hình như:
    Cuốn sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2010: Cuốn sách là tập hợp những bài viết liên quan đến Cuộc vận động của các chuyên gia, quản lý tên tuổi trong nền kinh tế Việt Nam trong đó chỉ ra tiềm năng và thách thức của việc phát triển thị trường nội địa. Ngoài ra, cuốn sách đã tổng kết một số thành tựu của Cuộc vận động từ khi triển khai đến năm 2010, nêu lên một số hạn chế trong quá trình triển khai và biện pháp cho Cuộc vận động. Tuy nhiên, các vấn đề được đề cập đến trong cuốn sách chỉ mang tính định hướng, còn chung chung, không cụ thể và đào sâu vào từng thông tin.
    Cuốn sách “Hàng Việt vì nhu cầu thị hiếu tiêu dùng người Việt” do Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương xuất bản cung cấp những thông tin về năng lực sản xuất, thị phần, những lợi thế và những hạn chế của hàng tiêu dùng Việt; xu hướng và thị hiếu tiêu dùng của người Việt và những giải pháp để hàng Việt có thể đáp ứng được nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng trong nước, từ đó gia tăng thị phần và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Ngoài ra cuốn sách cũng giới thiệu những doanh nghiệp có uy tín, thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đề cập đến một số mặt hàng quan trọng như: lương thực, thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng.
    Báo cáo “Kết quả thực hiện Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 2012” đã đánh giá tình hình triển khai Cuộc vận động giữa các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương; sự hưởng ứng thực hiện của các tổng công ty, doanh nghiệp; cơ quan truyền thông báo chí trong năm 2012. Từ đó, đưa ra những nhược điểm, ưu điểm, những phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
    Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam - những khách hàng tiềm năng:

    Nghiên cứu “Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29 – Hành vi & lối sống” được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường FTA vào tháng 4/2011 đã tiến hành tìm hiểu hành vi tiêu dùng và lối sống của nhóm người ở độ tuổi 20-29 ở bốn thành phố lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ với số lượng là 600 người. Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ trọng của các lĩnh vực chi tiêu trong tổng tiền chi tiêu, các hành vi mua sắm và kênh mua sắm đối với một số mặt hàng ở nhóm người này; tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở việc kết luận các xu hướng mà không đi sâu vào phân tích các hành vi tiêu dùng ấy.
    Năm 2010, công ty nghiên cứu thị trường NTS chi nhánh tại Việt Nam đã tiến hành thực hiện chương trình nghiên cứu tổng thể về giới trẻ Việt Nam (TRU program) trong đó bao gồm thị hiếu tiêu dùng và hành vi chi tiêu của giới trẻ thuộc nhóm 12-19 tuổi và 20-24 tuổi. Mặc dù đã cung cấp các số liệu và phân tích liên quan về nội dung trên nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra các giải pháp về vấn để đẩy mạnh sức mua hàng Việt của giới trẻ.
    Bản báo cáo nghiên cứu về giới trẻ thế hệ 9X của Việt Nam (Cimigo Youth

    Report - Vietnam’s Generation Z) bởi công ty nghiên cứu thị trường Cimigo tháng

    5/2011 cũng đã cung cấp một số thông tin về các xu hướng thị hiếu, tâm lý ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, bản báo cáo không đề cập đến thực trạng, hành vi tiêu dùng cụ thể của giới trẻ cũng như giải pháp khai thác tiềm năng tiêu dùng của nhóm người này.
    Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về việc khuyến khích dùng hàng nội ở nước ta. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu kết hợp cả hai vấn đề trên, nghĩa là: nghiên cứu về việc khuyến khích dùng hàng nội trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài nghiên cứu: “Cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”.
    3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu chọn đối tượng là thực trạng triển khai và kết quả của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính Trị đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Sinh viên trên địa bàn Hà Nội ở đây được hiểu là những người đang theo học các bậc Đại học, Cao đẳng và một số Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    - Mục tiêu nghiên cứu

    Công trình của nhóm nghiên cứu hướng tới các mục tiêu chính sau đây:

    Thứ nhất: Xác định rõ thực trạng triển khai Cuộc vận động “Người Việt

    Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giới sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

    Thứ hai: Phân tích kết quả, hạn chế và một số nguyên nhân của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với người tiêu dùng nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng cũng như thái độ của họ đối với Cuộc vận động này.

    Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp mới và khả thi để đẩy mạnh ảnh hưởng của Cuộc vận động tới sinh viên ở Hà Nội và một số kiến nghị để mở rộng tầm ảnh hưởng của Cuộc vận động trong người tiêu dùng nói chung và giới trẻ toàn quốc nói riêng.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Với đề tài nghiên cứu: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội – thực trạng và đề xuất một số giải pháp, công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    - Về thu thập thông tin

    Phương pháp quan sát đối với hành vi tiêu dùng của sinh viên để tìm hiểu về tâm lý, khuynh hướng tiêu dùng của họ.

    Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dùng để điều tra cơ bản về thực trạng tiêu dùng của sinh viên và thực hiện điều tra xã hội học về nhu cầu tiêu dùng và thái độ của họ đối với các hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

    Phương pháp phân tích thứ cấp sử dụng các bài viết, số liệu, tài liệu đánh giá; các điều tra, báo cáo của chính phủ về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
    dùng hàng Việt Nam” trong các năm vừa qua và kết quả điều tra từ một số tổ chức

    khác.

    - Về xử lý thông tin

    Phương pháp so sánh, đối chiếu tiến hành so sánh, đối chiếu các dữ liệu, thông tin thu thập được nhằm tìm ra một số điểm chung và riêng trong hành vi và nhu cầu tiêu dùng của sinh viên Hà Nội, nhằm so sánh hàng hoá Việt Nam với hàng hoá ngoại nhập cũng như đối chiếu thực trạng thị trường nội địa trước với sau khi thực hiện Cuộc vận động.

    Phương pháp thống kê nhằm thống kê, xử lý các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra từ đó rút ra các khuynh hướng tiêu dùng của sinh viên.

    Phương pháp phân tích nhằm phân tích đặc điểm, thế mạnh và hạn chế của hàng hóa Việt Nam; phân tích thực trạng triển khai Cuộc vận động và tìm ra nguyên nhân lý giải thực trạng đó cũng như nguyên nhân lý giải sự khác biệt trong hành vi của người tiêu dùng; phân tích kết quả xử lý của phiếu điều tra để đưa ra những đánh giá và đề xuất tương ứng.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ khi Cuộc vận động được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/07/2009 của Bộ chính trị (khóa X) đến tháng 12 năm 2012.
    - Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện Cuộc vận động trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
    6. Dự kiến kết quả nghiên cứu

    Dựa trên thực trạng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mong muốn đạt những kết quả sau:

    - Đem lại cái nhìn tổng quan và chân thực về thực trạng triển khai và hiệu quả của Cuộc vận động trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội từ năm 2009 đến 2012 – những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
    - Giải thích được tầm quan trọng của việc sử dụng hàng Việt trong sự phát triển kinh tế nước nhà.

    - Đề xuất những giải pháp mới, những hướng đi mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của Cuộc vận động và đưa nó đến gần hơn với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên.

    Sau khi công trình nghiên cứu được hoàn thành, công trình sẽ là một báo cáo về “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay – Thực trạng và giải pháp” và được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đối với học sinh, sinh viên, bài nghiên cứu có thể làm tài liệu nghiên cứu hữu ích khi nghiên cứu, học tập về những vấn đề liên quan. Đối với các cơ quan liên quan, những kết quả đánh giá và đề xuất phương hướng có thể là tài liệu tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đặc biệt là trong giới trẻ và sinh viên hiện nay.

    7. Kết cấu của đề tài

     Chương I: Những vấn đề lý luận về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong sinh viên

     Chương II: Thực trạng triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong sinh viên Hà Nội

     Chương III: Phương hướng và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong sinh viên trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
     

    Các file đính kèm:

    • 8.doc
      Kích thước:
      3 MB
      Xem:
      4
    • 8.pdf
      Kích thước:
      1.2 MB
      Xem:
      4
Đang tải...