Thạc Sĩ Cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1998 đế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục . i
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .ii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. KHÁI QUÁT HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1998 . 7
    1.1 Khái quát về huyện Chợ Mới . 7
    1.1.1. Khái quát vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên 7
    1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới từ 1998 đến 2011 10
    1.2. Tình hình giáo dục Việt Nam và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trước
    năm 1998 . 13
    1.2.1. Khái quát tình hình giáo dục Việt Nam trong thời kỳ kháng
    chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .13
    1.2.2. Tình hình giáo dục của huyện Chợ Mới trước năm 1998 20
    Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN CHỢ MỚI TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2011 . 31
    2.1. Thực hiện chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn 1
    (1998 - 2005) . 31
    2.2. Thực hiện chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong giai
    đoạn 2 (2006 - 2011). . 41
    Chương 3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN CHỢ MỚI. 56
    3.1. Thành tựu . 56
    3.2. Hạn chế 58
    3.3. Ý nghĩa của cuộc vận động CMC – PCGDTH đối với kinh tế - xã hội
    huyện Chợ Mới . 60
    3.4. Bài học kinh nghiệm . 64
    KẾT LUẬN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục
    và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang ., xây dựng kinh tế,
    không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì
    cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa”
    Qua lời dạy của Bác, chúng ta có thể thấy trình độ dân trí là một trong
    những thước đo quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển của mỗi Quốc gia.
    Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa là xu hướng phát triển chung của thời đại,
    đặt ra cho mỗi dân tộc thời cơ và thách thức mới. Muốn hòa nhập và phát
    triển, không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao dân trí, đào
    tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. đó cũng chính là đường lối đổi mới của
    Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
    Huyện Chợ Mới là một huyện vùng cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn
    với các tỉnh miền xuôi, là một bộ phận của nước Việt Nam thống nhất. Nơi
    đây là quê hương của 7 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống, có
    truyền thống yêu nước nồng nàn, tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân các dân tộc Chợ
    Mới đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường mà Đảng và
    Bác Hồ đã lựa chọn. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên quê
    hương, nhân dân Chợ Mới cần phải có trình độ học vấn cao, nắm bắt và áp
    dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, Chợ Mới
    hiện tại là một trong những huyện gặp rất nhiều khó khăn vì trình độ dân trí
    còn thấp. Vì vậy, trong các nghị quyết của Đảng bộ Chợ Mới từ khóa I đến
    khóa III xác định nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ cấp bách
    là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh sự
    nghiệp giáo dục, mà trước hết là tiếp tục chương trình chống mù chữ và phổ
    cập giáo dục tiểu học, từng bước thực hiện quá trình đổi mới giáo dục. Từ
    năm 1998 đến nay, sự nghiệp giáo dục huyện Chợ Mới đã có nhiều chuyển
    biến tích cực, trong đó có vấn đề chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
    đúng độ tuổi.
    Vì vậy, nghiên cứu quá trình chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
    ở huyện Chợ Mới từ năm 1998 đến năm 2011 vừa có ý nghĩa khoa học, vừa
    có giá trị thực tiễn to lớn.
    Luận văn còn bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu lịch sử địa phương,
    nghiên cứu sự nghiệp phát triển giáo dục huyện, góp phần vào việc nâng cao
    nhận thức của nhân dân các dân tộc Chợ Mới về vai trò trách nhiệm của mình
    đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, nhất là trong cuộc vận động
    chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh
    tế, văn hóa xã hội của địa phương.
    Là một người con được sinh ra và trưởng thành từ mảnh đất Chợ Mới,
    tôi thấy mình có trách nhiệm cùng với các đồng nghiệp phải duy trì, nâng cao
    chất lượng giáo dục - đào tạo cho đồng bào các dân tộc huyện nhằm đưa Chợ
    Mới tiến nhanh theo kịp sự phát triển giáo dục ở miền xuôi, góp phần đưa Bắc
    Kạn phát triển trên con đường CNH - HĐH.
    Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề về “Cuộc vận động chống mù chữ
    và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1998
    đến năm 2011”
    làm đề tài Luận văn thạc sĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...