Thạc Sĩ Cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: KHÁI QUÁT HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ
    TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1991 8
    1.1 Khái quát về huyện Chiêm Hoá 8
    1.2. Tình hình giáo dục của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang trước năm 1991.
    . 12
    Chương 2: CÔNG CUỘC XÓA MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
    Ở CHIÊM HÓA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 36
    2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của địa phương về
    công cuộc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học 36
    2.2. Quá trình thực hiện chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn 1
    (1991- 1995) 41
    2.3. Tiếp tục thực hiện chương trình chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học đúng
    độ tuổi trong giai đoạn 2 (1996 - 2003) 50
    2.4. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong giai đoạn 3 (2003
    - 2010). 65
    Chương 3: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC VẬN
    ĐỘNG CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN
    CHIÊM HÓA . 75
    3.1. Ý nghĩa của cuộc vận động CMC – PCGDTH đối với kinh tế - xã hội huyện
    Chiêm Hoá 75
    3.2. Bài học kinh nghiệm 79
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    PHỤ LỤC . 98

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục
    và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang ., xây dựng kinh tế,
    không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì
    cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [75]
    Qua lời dạy của Bác, chúng ta có thể thấy trình độ dân trí là một trong
    những thước đo quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển của mỗi Quốc gia.
    Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa là xu hướng phát triển chung của thời đại,
    đặt ra cho mỗi dân tộc thời cơ và thách thức mới. Muốn hòa nhập và phát
    triển, không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao dân trí, đào
    tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. đó cũng chính là đường lối đổi mới của
    Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
    Huyện Chiêm Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, một bộ
    phận của nước Việt Nam thống nhất. Nơi đây là quê hương của 22 thành phần
    dân tộc anh em cùng chung sống, có truyền thống yêu nước nồng nàn, tình
    đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
    Từ khi có ánh sáng của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
    nói chung và Chiêm Hóa nói riêng một lòng đi theo Đảng nổi dậy khởi nghĩa
    giành chính quyền; tiếp đó cùng cả nước tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng
    chiến đánh đuổi hai đế quốc hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân các dân tộc
    Chiêm Hóa đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường mà
    Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên
    quê hương, nhân dân Chiêm Hóa cần phải có trình độ học vấn cao, nắm bắt và
    áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, Chiêm
    Hóa hiện tại là một trong những huyện gặp rất nhiều khó khăn vì trình độ dân
    trí còn thấp. Vì vậy, trong các nghị quyết của Đảng bộ Chiêm Hóa từ khóa
    XVI đến khóa XX xác định nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ
    cấp bách là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh
    sự nghiệp giáo dục, mà trước hết là xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,
    từng bước thực hiện quá trình đổi mới giáo dục. Từ năm 1991 đến nay, sự
    nghiệp giáo dục huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó
    có vấn đề xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
    Vì vậy, nghiên cứu quá trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở
    huyện Chiêm Hoá từ năm 1991 đến năm 2010 vừa có ý nghĩa khoa học, vừa
    có giá trị thực tiễn to lớn.
    Luận văn còn bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu lịch sử địa phương,
    nghiên cứu sự nghiệp phát triển giáo dục huyện, góp phần vào việc nâng cao
    nhận thức của nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa về vai trò trách nhiệm của
    mình đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, nhất là trong cuộc vận
    động xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, từ đó đẩy mạnh phát triển
    kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.
    Với tâm huyết của một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – giáo dục,
    đã nhiều năm tham gia công tác xóa mù và phổ cập giáo dục THPT tại huyện
    Chiêm Hóa, tôi thấy mình có trách nhiệm cùng với các đồng nghiệp phải duy
    trì, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho đồng bào các dân tộc huyện
    nhà nhằm đưa Chiêm Hóa tiến nhanh theo kịp các huyện vùng xuôi của tỉnh
    góp phần đưa Tuyên Quang phát triển trên con đường CNH - HĐH.
    Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu về “ Cuộc vận động
    chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm
    1991 đến năm 2010” làm đề tài Luận văn thạc sĩ. Hy vọng công trình này sẽ
    có một chút đóng góp trong việc tổng kết và đúc rút kinh nghiệm sau gần 20
    năm thực hiện cuộc vận động xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học của
    huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến 2010.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Từ khi đất nước ta giành được độc lập (1945) đến nay, Đảng và Nhà
    nước ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, coi đó là quốc sách hàng
    đầu. Ngoài các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, VI, VII, VIII,
    IX , đặc biệt là Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Văn kiện Hội nghị lần 6 của
    BCH TW Đảng về Giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ
    quản về công tác giáo dục đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về xóa mù chữ
    và phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm và được
    nhiều tác giả nghiên cứu.
    Vấn đề xóa mù chữ và phổ biến chữ Quốc ngữ đã được đề cập trên tạp
    chí: Nghiên cứu lịch sử; Nghiên cứu Giáo dục và các tạp chí chuyên ngành
    khác. Đã có những Luận văn, Luận án tìm hiểu về chính sách, thành tựu và
    biện pháp tiến hành xóa mù chữ: Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh
    Tùng viết năm 1998 đề cập đến công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa ở Bắc
    Bộ (1945 - 1954). Một số bài viết của các bậc tiền bối cách mạng đã phản ánh
    công tác truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam trước và sau năm 1938. Tuy
    nhiên các tác phẩm này cũng chỉ phản ánh trên bình diện chung về phổ biến
    chữ Quốc ngữ và xóa mù chữ giai đoạn 1945 - 1954.
    Ở huyện Chiêm Hóa, trong những năm qua hoạt động nghiên cứu lịch sử
    đã được một số cá nhân và tập thể thực hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn
    hóa- xã hội. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục tỉnh
    Tuyên Quang, trong đó có huyện Chiêm Hóa.
    Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Lịch sử
    Đảng bộ Tuyên Quang (1940 - 1975)” và cuốn “Lịch sử Đảng bộ Tuyên
    Quang (1975 - 2005)” đã đề cập đến những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá
    giáo dục.
    Tiếp theo cuốn sơ thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1943 -1991)”, xuất bản năm 1995, năm 2008, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho
    xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1940 - 2005)”. Cuốn
    sách trình bày hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ Chiêm
    Hóa qua các thời kỳ, nêu rõ sự chỉ đạo của Huyện ủy và những thành tựu đạt
    được trên tất cả các mặt chính trị kinh tế xã hội . của huyện Chiêm Hóa,
    trong đó có công tác chống mù chữ, chuẩn bị cho phổ cập giáo dục tiểu học,
    trung học cơ sở, tiến tới phổ cập bậc THPT.
    Ngoài các công trình và bài viết nói trên, các bản báo cáo tổng kết của
    ngành Giáo dục Tuyên Quang và ngành Giáo dục huyện Chiêm Hóa qua từng
    thời kỳ từ 1991 - 2010 đã nêu một số đánh giá về tình hình giáo dục. Các bản
    báo cáo sơ kết cuối kì, cuối từng năm học đều có những bảng biểu thống kê,
    so sánh giữa các huyện trong tỉnh về xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học.
    Công trình viết về công tác vận động chống mù chữ và phổ cập giáo
    dục tiểu học ở Chiêm Hóa , Tuyên Quang là hoàn toàn mới, từ trước đến
    nay chưa có ai nghiên cứu. Hơn nữa vấn đề xóa mù chữ - phổ cập giáo dục
    tiểu học vẫn còn đang được thực hiện nhằm duy trì kết quả xóa mù và phổ
    cập của từng năm học. Đây cũng là một trong những khó khăn cho tác giả
    khi làm Luận văn. Tuy nhiên, những công trình, tài liệu liên quan đến đề
    tài đã được công bố cũng là một trong những cơ sở khoa học giúp tôi hoàn
    thành Luận văn này .
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu.
    - Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo
    dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa.
    * Phạm vi nghiên cứu.
    - Về không gian: 28 xã và 1 thị trấn của huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên
    Quang
    - Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quá trình vận động xóa mù
    chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm
    2010. Tuy nhiên, để làm rõ thành tựu cuộc vận động xoá mù chữ, Luận văn
    này cũng trình bày khái quát tình hình giáo dục ở huyện Chiêm Hoá trước
    năm 1991.
    * Nhiệm vụ của đề tài.
    - Khái quát huyện Chiêm Hoá và tình hình giáo dục trước năm 1991
    - Trình bày toàn bộ quá trình vận động xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu
    học ở huyện Chiêm Hóa từ năm ( 1991 - 2010)
    - Nêu những thành tựu đạt được, những tác động của quá trình vận động
    xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học của Chiêm Hóa
    - Bước đầu nêu được một số bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về
    giải pháp nhằm duy trì kết quả xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học trong
    những năm tiếp theo.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
    * Nguồn tư liệu:
    Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các nguồn tư liệu
    sau:
    - Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và
    Đào tạo về công tác xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học.
    - Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng là cơ
    sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
    - Các bản kế hoạch, định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang,
    Huyện ủy, UBND huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010.
    - Các công văn báo cáo tổng kết hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo
    tỉnh Tuyên Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chiêm Hóa, Niên giám
    thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang.
    - Các công văn, báo cáo một số trường học tiêu biểu.
    - Các ấn phẩm và một số công trình về lịch sử tỉnh Tuyên Quang, huyện
    Chiêm hoá có liên quan đến giáo dục
    - Tài liệu khai thác từ khảo sát thực tế
    * Phương pháp nghiên cứu.
    - Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
    sử và kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu.
    - Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác như: Thống kê,
    so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tế cũng được vận dụng
    5. Đóng góp của luận văn.
    - Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu
    một cách tương đối hệ thống về quá trình vận động xóa mù và phổ cập giáo
    dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010.
    - Nêu được những thành tựu cơ bản, những đóng góp của giáo dục nói
    chung và cuộc vận động xóa mù, phổ cập giáo dục tiểu học trong sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà nói riêng.
    - Phân tích những hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tiếp
    tục duy trì quá trình chống tái mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, cho phù
    hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước.
    - Luận văn góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên
    cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.
    6. Bố cục của luận văn.
    - Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
    văn được cấu trúc thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang và tình hình
    giáo dục trước năm 1991.
    Chương 2: Công cuộc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở
    Chiêm Hoá từ năm 1991 đến năm 2010.
    Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc vận động chống
    mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hoá.

    Chương 1
    KHÁI QUÁT HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ
    TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1991
    1.1 Khái quát về huyện Chiêm Hoá
    1.1.1. Khái quát vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên.
    Chiêm Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét
    đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía bắc huyện Chiêm Hóa giáp
    huyện Nà Hang (tỉnh Tuyên Quang), phía nam giáp huyện Yên Sơn (tỉnh
    Tuyên Quang), phía đông giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía tây giáp
    huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang);
    huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 67 km về phía
    bắc. Tính từ các điểm tận cùng theo hướng bắc – nam rộng khoảng 75 km,
    hướng đông – tây rộng khoảng 120 km. Tổng diện tích toàn huyện là 1.460,60
    km
    2
    , trong đó có 10.828,14 ha đất đang sản xuất nông nghiệp và 120.235,67
    ha đất sản xuất lâm nghiệp
    (1)
    .
    Địa hình của Chiêm Hóa bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy
    núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều núi đá vôi và núi đất,
    các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng
    đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn, song đất đai mầu mỡ,
    thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông , lâm
    nghiệp cũng như đầu tư cho phát triển văn hóa , giáo dục. Chiêm Hóa có
    nhiều dãy núi cao, điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi
    Quạt (thuộc địa phận xã Nhân Lý, Yên Nguyên, Hòa Phú, có độ cao 745m),
    dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã
    Bình An, có độ cao 1.229m), dãy núi phía Đôn g có đỉnh cao nhất là núi
    Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), dãy núi phía
    Tây có đỉnh cao nhất là núi Nặm Chu (thuộc địa phận xã Trung Hà, là ranh
    giới giữa huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên, huyện Bắc Quang - Hà
    Giang, có độ cao 1.587m).
    Do địa hình bị chia cắt bởi sông, núi nên dân cư sống rải rác ở những
    thung lũng, sườn núi, ven sông, suối. Bởi vậy, huyện Chiêm Hoá cần tới một
    số vốn rất lớn cho việc xây dựng trường học, phân công giáo viên đến với
    từng khu vực ngườì dân. Dân cư thưa nên lớp học sẽ thiếu biên chế học sinh,
    dẫn đến tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như
    biên chế giáo viên.
    Từ xa xưa, Chiêm Hóa đã là địa bàn cư trú của người cổ đại. Trên địa
    bàn huyện, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ chứng minh
    điều đó. Tại Đầm Hồng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy công cụ bằng đá mang
    đặc trưng của thời kỳ hậu Văn hóa Hòa Bình. Ở Vĩnh Lộc, tìm thấy công cụ
    đồ đồng (rìu xéo, mũi giáo, dao găm, trống đồng loại 1 ) có niên đại cùng
    thời với Văn hóa Đông Sơn.
    Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Chiêm Hóa đã nhiều lần thay đổi tên
    gọi và địa giới hành chính. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý được gọi là châu Vị Long.
    Thời thuộc Minh, với tên gọi châu Tuyên Hóa hay Đại Man (tức là huyện có
    nhiều dân tộc ít người); năm 1831, được đổi thành châu Chiêm Hóa (bao gồm
    cả huyện Nà Hang và huyện Lâm Bình hiện nay) với tổng diện tích là
    2.427km
    2
    . Đến năm 1943, châu Chiêm Hóa được tách làm hai huyện: Chiêm

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Báo cáo trình Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng “về việc thực
    hiện mục tiêu chống nạn mù chữ và PCGDTH 1990 – 1995 và phương
    hướng phấn đấu 1996 – 2000” của Uỷ ban Quốc gia chống nạn mù chữ,
    ngày 12 tháng 3 năm 1996.
    2. Báo cáo tổng kết 2 năm học (từ 1985 đến 1987) của Phòng Giáo dục và
    Đào tạo Chiêm Hoá,
    3. Báo cáo tổng kết năm học 1990 - 1991 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục - Đào tạo Chiêm Hóa.
    4. Báo cáo tổng kết năm học 1991 - 1992 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục - Đào tạo Chiêm Hóa.
    5. Báo cáo tổng kết năm học 1992 - 1993 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    6. Báo cáo tổng kết năm học 1993 - 1994 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    7. Báo cáo tổng kết năm học 1994 - 1995 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    8. Báo cáo tổng kết năm học 1995 - 1996 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    9. Báo cáo tổng kết năm học 1996 - 1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    10. Báo cáo tổng kết năm học 1997 - 1998 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    11. Báo cáo tổng kết năm học 1998 - 1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    12. Báo cáo tổng kết năm học 1999 - 2000 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    13. Báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2001 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    14. Báo cáo tổng kết năm học 2001 - 2002 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    15. Báo cáo tổng kết năm học 2002 - 2003 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    16. Báo cáo tổng kết năm học 2003- 2004 ủa Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    17. Báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    18. Báo cáo tổng kết năm học 2005 - 2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    19. Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    20. Báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    21. Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
    Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    22. Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo
    Tuyên Quang và Phòng Giáo dục Đào tạo Chiêm Hóa.
    23. Báo cáo kết quả thực hiện phổ cập giáo dục chống mù chữ, phổ cập giáo
    dục tiểu học năm 2010 của UBND huyện Chiêm Hóa
    24. Báo cáo kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm
    2010 của UBND huyện Chiêm Hóa năm 2010.
    25. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH - CMC năm 1992 của Ban chỉ đạo
    PCGD huyện Chiêm Hóa
    26. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH - CMC năm 1993 của Ban chỉ đạo
    PCGD huyện Chiêm Hóa
    27. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH - CMC năm 1994 của Ban chỉ đạo
    PCGD huyện Chiêm Hóa
    28. Báo cáo Tổng kết quá trình thực hiện PCGDTH - CMC năm 1992 -1995
    của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm Hóa
    29. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 1996 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 1997 của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    30. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 1997 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 1998 của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    31. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 1998 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 1999 của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    32. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 1999 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 2000 của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    33. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 2000 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 2001 của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    34. Báo cáo kết quả thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 2001 và đề án
    PCGDTH đúng độ tuổi năm 2002của Ban chỉ đạo PCGD huyện Chiêm
    Hóa
    35. Báo cáo tổng kết quá trình thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi năm 2002 và
    đề án PCGDTH đúng độ tuổi năm 2003của Ban chỉ đạo PCGD huyện
    Chiêm Hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...