Thạc Sĩ Cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945)

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939 11
    1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11
    1.1.1. Vị trí địa lý 11
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên. 12
    1.2. Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử. 18
    1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp. 19
    1.3.1. Đặc điểm kinh tế. 19
    1.3.2. Đặc điểm văn hóa 22
    1.3. Đặc điểm xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp 23
    1.4. Dân cư - Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh
    Tuyên Quang trước năm 1939 30
    1.4.1. Dân cư . 30
    1.4.2. Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. 31
    Tiểu kết 35
    Chương 2. QUÁ TRÌNH VÂN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI KHỞI
    NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG (1939-1945) 37
    2.1. Tình hình thế giới, trong nước và Tuyên Quang trong những năm
    (1939 - 1945) . 37
    2.1.1. Tình hình thế giới 37
    2.1.2. Tình hình trong nước. 37
    2.1.3. Tình hình Tuyên Quang trong những năm (1939-1945) 42
    2.2. Chủ trương của Đảng và sự hình thành, phát triển phong trào cách
    mạng ở Tuyên Quang (1939 - 1945) . 44
    2.2.1. Chủ trương của Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác và sự thành lập
    chi bộ Đảng đầu tiên 1940 44
    2.2.2. Ban cán sự Đảng tỉnh thành lập và sự phát triển phong trào cách
    mạng (1940 - 1941) . 49
    2.3. Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
    chính quyền từ (1941 - 1945) 51
    2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng . 51
    2.3.2. Xây dựng căn cứ địa, phát triển cơ sở cách mạng . 53
    2.3.3. Xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức, tập dượt quần chúng đấu
    tranh . 58
    Tiểu kết 75
    Chương 3. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG
    (TỪ 10/3/1945 ĐẾN 22/8/1945) 77
    3.1. Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước, thời cơ khởi nghĩa 77
    3.2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở các châu, huyện . 79
    3.3. Xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng . 101
    3.4. Giải phóng thị xã Tuyên Quang-cách mạng tháng Tám thành công
    toàn tỉnh . 106
    Tiểu kết 113
    KẾT LUẬN 115
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
    PHỤ LỤC .

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Lịch sử địa phương là một bộ phận rất quan trọng của lịch sử dân tộc, là
    hình ảnh thu nhỏ của đất nước về một phương diện, một vấn đề lịch sử nào
    đó, góp phần biểu hiện sinh động, cụ thể cho lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu
    lịch sử địa phương sẽ góp phần làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm
    lịch sử dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử địa phương là rất quan trọng
    và cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, cho công
    tác sử học nói riêng.
    Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời đã viết nên bao
    trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiến công chói lọi chống giặc ngoại
    xâm để giành và giữ nền độc lập dân tộc. Cách mạng tháng Tám là một sự
    kiện trọng đại, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã
    đập tan hai xiềng xích nô dịch thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam
    dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở ra một
    kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của một dân tộc
    nhược tiểu đã tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của ngoại bang, nó cổ vũ
    to lớn tinh thần đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
    66 năm đã qua nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của cách mạng tháng
    Tám vẫn còn nguyên giá trị. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi
    vô địch của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới ánh sáng của chủ nghĩa
    Mác-Lênin, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng-Bác Hồ, khả
    năng cách mạng và tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong cả nước.
    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam có vị trí chiến
    lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng.
    Với bề dày lịch sử là “phiên trấn”bảo vệ cho “kinh trấn” nhân dân Tuyên
    Quang vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất
    khuất. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nhân dân Tuyên Quang đã đồng
    lòng, đồng sức đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Cánh đồng Hòa Mục (xã
    Thái Long-Yên Sơn) mãi là chiến thắng huy hoàng, là mốc son lịch sử, niềm
    tự hào của người dân Tuyên Quang trong đấu tranh chống Pháp xâm lược,
    đồng thời nó là vết nhơ muôn thủa, là nỗi kinh hoàng khiếp đảm của quân
    viễn chinh xâm lược Pháp. Ngay từ rất sớm phong trào yêu nước cách mạng
    chống Pháp ở Tuyên Quang đã phát triển rầm rộ. Đặc biệt dưới ánh sáng của
    chủ nghĩa Mác và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam truyền thống
    đánh giặc yêu nước nơi đây càng được phát huy cao độ. Hòa chung với phong
    trào cách mạng cả nước phong trào cách mạng ở Tuyên Quang ngày càng
    được xây dựng, củng cố, phát triển, mở rộng vững chắc.
    Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang năm 1945 là một bộ phận khăng
    khít của cách mạng tháng Tám trong cả nước. Quá trình vận động cách mạng
    tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang thời kỳ(1939-1945) là
    một thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
    suốt, nhạy bén, linh hoạt cũng như tinh thần yêu nước nồng nàn đấu tranh bất
    khuất của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp
    đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang một lòng
    chung với đảng, quyết tâm theo Đảng theo Bác Hồ, vượt qua muôn trùng gian
    khổ hi sinh. Tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới
    khởi nghĩa giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi huy hoàng của
    cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám ở Tuyên
    Quang vừa mang những đặc điểm chung của cách mạng cả nước vừa mang
    những đặc điểm riêng của phong trào cách mạng ở địa phương.
    Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang thắng lợi đã để lại nhiều bài học
    kinh nghiệm quý báu không chỉ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
    quốc nói chung, cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội an
    ninh quốc phòng tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua, đã
    có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu viết về lịch sử
    đấu tranh cách mạng của Đảng bộ nhân dân các dân tộc Tuyên Quang dưới
    nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công
    trình nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày toàn diện, có hệ thống về quá trình
    vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang giai đoạn (1939-1945).
    Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình vận động cách mạng tiến tới
    khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang (1939-1945) là hết sức cần
    thiết. Nó vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn to lớn, nhấ t là trong
    công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
    Qua đó góp phần làm rõ hơn về Cách mạng tháng Tám, về quá trình
    vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang, về tinh thần yêu nước đánh
    giặc cứu nước kiên cường của nhân dân Tuyên Quang cũng như sự lãnh đạo
    đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén, tài tình của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh
    trong việc khéo kết hợp, sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng, khởi
    nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đồng thời là tài liệu giảng dạy lịch
    sử địa phương, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc,
    giáo dục các thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, biết ơn ông cha đã chẳng quản hy
    sinh gian khổ vì độc lập tự do của tổ quốc. Biết kế thừa, giữ gìn và phát huy
    truyền thống hào hùng của dân tộc.
    Chính vì những lý do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cuộc vận
    động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945)” làm đề tài luận
    văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Tìm hiểu về quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
    (1939-1945) là một vấn đề khoa học từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của
    Đảng–nhà nước, của các ban nghiên cứu cũng như giới sử học nói chung, các
    cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí lão thành cách mạng đã trực
    tiếp hoạt động cách mạng ở Tuyên Quang nói riêng.
    Hơn 6 thập kỷ qua, đã có nhiều các công trình nghiên cứu, nhiều các
    cuốn sách, bài viết, hồi ký, tư liệu được công bố về các vấn đề có liên quan
    đến cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
    Dưới góc độ lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng . cuộc vận động Cách mạng
    tháng Tám ở Tuyên Quang đã được đề cập nhiều ở nhiều khía cạn h khác nhau
    trong các cuốn sách: Lịch sử Việt Nam (1930-1945), Tổng khởi nghĩa tháng
    Tám, lịch sử quân đội, lịch sử các chuyên nghành qua các tác phẩm của
    Viện nghiên cứu lịch sử trung ương, Viện lịch sử Đảng Trung ương, các ban
    nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương cũng như sự quan tâm của các cơ quan
    ban ngành, các học giả, các nhà nghiên cứu Trong đó có thể kể qua một số
    tác phẩm như: Năm 1957 Gs Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách mạng
    tháng Mười đến cách mạng tháng Tám”.
    Năm 1960 Gs Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn
    “Lịch sử cách mạng tháng Tám.” Nxb Sử học - Hà Nội.
    Năm 1963 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản cuốn:
    “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của cách mạng tháng Tám”. Nhà xuất bản Sự
    thật-Hà Nội. Năm 1966, Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục
    chính trị xuất bản cuốn Thời kỳ hình thành các lực lượng vũ trang cách mạng
    (1930-1945) Nxb Quân đội nhân dân-Hà Nội-1966
    Năm 1970 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản cuốn:
    “Cách mạng tháng Tám năm 1945”. Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội-1970. Cuốn
    sách gồm 189 trang trình bày một cách hệ thống công cuộc chuẩn bị tiến tới
    khởi nghĩa giành chính quyền, về cao trào kháng Nhật cứu nước, về tính chất,
    ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám. Trong đó có đề
    cập đến quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
    Năm 1985 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng
    Tám 1945” Nxb Sự thật-Hà Nội-1985 từ trang 156 đến trang 159 cũng đã
    khái quát quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang.
    Năm 1985 Nguyễn Anh Dũng viết cuốn sách :“Đấu tranh vũ trang
    trong cách mạng tháng Tám.” Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Sách có 254
    trang phân tích rõ chủ trương, đường lối đấu tranh chính trị, quân sự đúng
    đắn, sáng tạo của đảng ta trong cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã đề cập
    nhiều đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng tháng Tám ở Tuyên
    Quang. Năm 1995 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Lịch sử Cách mạng
    tháng Tám 1945” Nxb Chính trị quốc gia-Hà Nội. Sách gồm 295 trang trình
    bày quá trình xây dựng Đảng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, lực
    lượng vũ trang phát động khởi nghĩa từ khởi nghĩa từng đến tổng khởi nghĩa
    (1939-1945). Công trình đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của quá trình khởi
    nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang .
    Ngoài ra còn phải kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí, các bài viết
    của các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, các hồi ký, tùy bút như tạp chí
    nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1985, số 4 năm 1988, số 4 năm 1995, số 3,4,5
    năm 1997, tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự số 1 năm 1982
    Những năm gần đây rất nhiều các công trình nghiêu cứu lớn có giá trị
    về Cách mạng tháng Tám được công bố: năm 1995 Gs Văn Tạo chủ biên
    cuốn “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử”, năm 1999 một cuộc hội
    thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội đã công bố nhiều báo cáo khoa học có giá trị
    được tuyển chọn in thành sách “Cách mạng tháng Tám những sự kiện”; “Việt
    Nam trong thế kỷ XX” . Năm 2000 trường Đại học khoa học xã hội và nhân
    văn xuất bản cuốn kỷ yếu khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám
    và quốc khánh 2-9 (1945-2000).
    Năm 2005 Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản 2 cuốn sách “Cách
    mạng tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc” và “Cách mạng tháng Tám
    một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX”.
    Tất cả các tác phẩm đều đã nêu lên những nét cơ bản nhất về cách
    mạng tháng Tám -1945 ở Việt Nam và ít nhiều có đề cập tới quá trình vận
    động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
    Ở địa phương có các công trình như: Năm 1990 Bộ tư lệnh quân khu 2
    xuất bản cuốn“Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954).
    Năm 1994 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang xuất bản “Tuyên
    Quang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) sơ thảo”. Cuốn
    sách khái quát toàn bộ quá trình hình thành, củng cố, phát triển lực lượng
    cách mạng về mọi mặt cũng như quá trình khởi nghĩa từng phần giành thắng
    lợi thành lập chính quyền cách mạng các châu, phủ và toàn tỉnh năm 1945.
    Năm 1995 Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
    Tuyên Quang biên soạn, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1954) -tập 1” Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang xuất bản.
    Năm 2000 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang biên soạn “Lịch
    sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) do Nhà xuất bản Chính trị quốc
    gia Hà Nội xuất bản năm 2000. Đây là hai cuốn giới thiệu toàn bộ quá trình
    hình thành và phát triển của Đảng bộ Tuyên Quang và phong trào cách mạng,
    xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành
    chính quyền trong toàn tỉnh năm 1945.
    Năm 2000 Nhà xuất bản văn hóa dân tộc-Hà Nội xuất bản cuốn “Tuyên
    Quang thủ đô kháng chiến”. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - Hà Nội.
    Năm 2000 Đảng ủy-Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang, xuất bản:
    Biên niên sự kiện và tư liệu -Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị của lực
    lượng vũ trang Tuyên Quang (1940-1975). Năm 2004 Trung tâm UNESSCO
    Tân Trào–Hà Nội: biên soạn cuốn: Tuyên Quang thời tiền khởi nghĩa, NxbVăn hoá Dân tộc - Hà Nội. Tiếp đó năm 2006 Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự
    tỉnh Tuyên Quang xuất bản cuốn: Lịch sử Khu căn cứ địa Tân Trào (1941-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    Các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên,
    Chiêm Hóa, Na Hang, Sơn Dương và lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang đã
    cung cấp nhiều tư liệu quý về quá trình xây dựng lực lượng cách mạng, chuẩn
    bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các phủ, huyện và tỉnh lỵ
    giai đoạn (1939-1945).
    Ngoài ra còn nhiều các bài báo, hồi ký, tùy bút của các vị lãnh đạo cách
    mạng lão thành viết về cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
    Đó là những tư liệu rất quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ quá trình vận động cách mạng
    tháng Tám ở Tuyên Quang. Từ quá trình chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi
    nghĩa giành chính quyền như: xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực
    lượng chính trị, lực lượng vũ trang tổ chức tập dượt quần chúng đấu tranh giai
    đoạn (1939-1945) và khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh năm 1945.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Tỉnh Tuyên Quang trong mối quan hệ với cách mạng cả
    nước.
    Về thời gian: Giới hạn trong những năm (1939-1945). Đây là giai đoạn
    lịch sử đầy biến động, giai đoạn chuẩn bị tích cực về mọi mặt để tiến tới khởi
    nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang, khởi nghĩa giành chính quyền thắng
    lợi trong toàn tỉnh và mối quan hệ với cách mạng cả nước.
    3.3. Nhiệm vụ của đề tài
    Làm rõ vị trí chiến lược của Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám.
    Phân tích làm nổi bật các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, những thuận lợi
    và khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống đấu
    tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển lực lượng mọi
    mặt, xây dựng căn cứ địa, xây dựng chiến khu ở Tuyên Quang (1939-1945).
    Từ đó dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống về cuộc vận động cách
    mạng tháng Tám (1939-1945), khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của
    nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa, tính
    chất và bài học kinh nghiệm.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tư liệu:
    Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác
    nhau: Các văn kiện Đảng, Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
    Minh và các vị lãnh đạo Đảng-nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám.
    Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ-Phân khu Nguyễn
    Huệ, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Thị ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn
    Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Bình được lưu trữ tại
    tỉnh, tại các huyện, ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông
    tin; Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo
    tàng tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào . Nguồn tư liệu này giúp chúng
    tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn
    vai trò của Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1945.
    Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
    sử Đảng bộ các huyện, thị: Thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn,
    Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Bình.
    Các cuốn sách, các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch
    sử, các kỉ yếu hội thảo khoa học đã được công bố.
    Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra
    điền dã - nghiên cứu các căn cứ địa cũ, các hầm hào, nhà kho, công xưởng,
    các địa danh nơi ăn ở hoạt động của các cơ quan, các nhà lãnh đạo cách mạng,
    các khu di tích lịch sử, các bia chiến thắng, bia di tích. Các tư liệu truyền
    miệng, bút kí, hồi kí, lời kể của các vị lãnh đạo cách mạng, cán bộ lão thành
    cách mạng, tướng lĩnh quân đội, dân quân, du kích những người đã trực tiếp
    ghi những trang vàng chói lọi, những chiến công hiển hách cho tỉnh Tuyên
    Quang trong giai đoạn (1939-1945) cũng được chúng tôi đặc biệt quan tâm.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình sưu tầm tư liệu chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám
    định, xác minh, sàng lọc, xử lí tư liệu để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính
    khách quan, khoa học cho đề tài.
    Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử
    kết hợp với phương pháp lôgíc, đây là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu.
    Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
    hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, và khảo sát điền dã . để thu thập
    xử lí thông tin nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học.
    5. Đóng góp của luận văn.
    Là công trình đầu tiên trình bày hệ thống, chân thực, khoa học và toàn
    diện về tỉnh Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám tiến tới
    khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi giai đoạn (1939- 1945).
    Làm rõ đặc điểm, tính chất của cuộc vận động cách mạng, khởi nghĩa
    giành chính quyền năm 1945 ở Tuyên Quang, ý nghĩa thắng lợi và bài học
    kinh nghiệm. Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần giải
    thích một cách khoa học, vì sao Tuyên Quang lại được Trung ương Đảng,
    Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm trung tâm của An toàn khu Trung
    ương, thủ đô khu giải phóng nơi tập trung đầu não cách mạng cả nước.
    Đồng thời luận văn là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
    phổ thông, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bổ sung
    và làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc.
    6. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
    gồm ba chương:
    Chương 1
    Khái quát về tỉnh Tuyên Quang trước năm 1939.
    Chương 2
    Quá trình vân động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành
    chính quyền (1939-1945).
    Chương 3
    Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang
    (Từ 10/3/1945 đến22/8/1945).

    Chương 1
    KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
    1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
    1.1.1. Vị trí địa lý.
    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc tổ quốc Việt Nam,
    có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh quốc
    phòng. Tuyên Quang nằm giữa tọa độ địa lí từ 21
    0
    29’ đến 22
    0
    42’ vĩ Bắc và
    104
    0
    50’ đến 105
    0
    36’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang từ xã Bạch Xa
    huyện Hàm Yên đến xã Sinh Long huyện Na Hang có ranh giới dài 151 km.
    Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ từ xã Ninh Lai huyện Sơn Dương đến xã An Khê
    huyện Yên Sơn có ranh giới dài 80 km. Phía đông giáp các tỉnh Bắc Kạn và
    Thái Nguyên từ xã Thượng Giáp huyện Na Hang đến xã Thiện Kế huyện Sơn
    Dương có ranh giới dài 171 km. Phía đông bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây
    giáp tỉnh Yên Bái từ xã Chân Sơn huyện Yên Sơn đến xã Yên Hương huyện
    Hàm Yên có ranh giới dài 80 km. Tính chiến lược cơ động được thể hiện rõ từ
    Tuyên Quang có thể xuôi về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, sang Thái
    Nguyên ở phía đông, sang Yên Bái và các tỉnh Tây bắc, ngược lên Cao Bằng,
    Bắc Cạn, Hà Giang đến biên giới Việt-Trung một cách dễ dàng. [14.tr13].
    Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Tuyên Quang được Trung ương
    Đảng, Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước, Tân Trào được
    chọn làm thủ đô khu giải phóng. Lãnh đạo nhân dân cả nước đẩy mạnh cao
    trào kháng Nhật cứu nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn
    quốc tháng tám năm 1945. Tại Tân Trào-thủ đô khu giải phóng đã diễn ra
    nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn
    quốc của Đảng quyết định chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa
    giành chính quyền, bầu ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội tại
    đình Tân Trào thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ăngghen-Lênin-Stalin-(1960)-Bàn về chiến tranh nhân dân-Nxb Sự thật,
    Hà Nội.
    2. Đào Duy Anh-(1994)-Đất nước Việt Nam qua các đời-Nxb Thuận Hóa
    3. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ưong (1963)“Tìm hiểu tính chất và đặc
    điểm của cách mạng tháng Tám”. Nxb Sự thật, Hà Nội.
    4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ưong (1967) “Tìm hiểu cách mạng
    tháng Tám”. Nxb Sự thật, Hà Nội.
    5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ưong-(1970) “Cách mạng tháng Tám
    1945” Nxb Sự thật, Hà Nội.
    6. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ưong–(1981) “Lịch sử Đảng cộng sản
    Việt Nam-sơ thảo- tập 1-(1920-1954) Nxb Sự thật, Hà Nội .
    7. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1980): Chủ tịch Hồ Chí Minh
    tiểu sử và sự nghiệp. Nxb Sự thật, Hà Nội.
    8. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1979): 50 năm hoạt động của
    Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Sự thật, Hà Nội.
    9. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1977), Văn kiện Đảng (1930-1945) tập 3. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
    10. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1979)-Văn kiện Đảng (1945-1954). Nhà xuất bản.-Sự Thật, Hà Nội .
    11. Bộ tư lệnh quân khu 2-(1990)Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống thực dân
    Pháp(1945-1954)-xuất bản .
    12. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự[​IMG]1994) “Lịch sử cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp” (1945-1954) tập I , Nxb Quân đội nhân dân – Hà Nội .
    13. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Tuyên Quang-(1995): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940–1954)- tập 1. Ban
    tuyên giáo tỉnh ủy xuất bản
    14. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang[​IMG]2000) Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    Tuyên Quang (1940 – 1975). Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội .
    15. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang: (1997)“Tuyên Quang nơi ngọn
    nguồn chiến thắng sông Lô Thu – Đông 1947” xuất bản.
    16. “Bác Hồ với Tuyên Quang”- (2005) Nhiều tác giả-Nxb Văn hóa dân tộcHà Nội.
    17. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang (1987): “Sơ khảo tổng kết lịch sử
    du kích chiến tranh Tuyên Quang”.
    18. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Hà Tuyên: (1985) “Những sự kiện lịch sử Đảng
    bộ Hà Tuyên” Tập I , Ban Tuyên huấn Hà Tuyên, xuất bản.
    19. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang (1994). Tuyên Quang lịch sử
    kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), sơ thảo.
    20. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Tuyên Quang-(1985)-Sơ thảo tổng kết lịch sử du
    kích chiến tranh Tuyên Quang- ban tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang.
    21. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tuyên(1986)“Bác Hồ với Hà Tuyên”xuất bản.
    22. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang-(1987)-Tuyên Quang nơi ngọn
    nguồn chiến thắng Sông Lô”.Xuất bản năm.
    23. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang –(1946)-Vài nét về lịch sử và
    truyền thống của bộ đội địa phương và dân quân du kích Tuyên Quang -Ban chính trị tỉnh đội Tuyên Quang xuất bản
    24. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Sơn (1993) “Lịch sử Đảng bộ huyện
    Yên Sơn”- tập 1-Sơ thảo (1940-1954) Huyện uỷ Yên Sơn xuất bản.
    25. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hàm Yên (1995) “Lịch sử Đảng bộ huyện
    Hàm Yên”-tập 1-Sơ thảo (1940-1954). Huyện uỷ Hàm Yên xuất bản.
    26. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Tuyên Quang (1995)-“Lịch sử Đảng bộ thị
    xã Tuyên Quang”- tập 1-(1940-1954). Thị uỷ Tuyên Quang xuất bản.
    27. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hóa ( 1995) Lịch sử Đảng bộ
    huyện Chiêm Hóa”-tập 1-Sơ thảo (1940-1954). Huyện uỷ Chiêm Hóa
    xuất bản.
    28. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Na Hang (1995) “Lịch sử Đảng bộ huyện
    Na Hang”-tập 1-Sơ thảo (1940-1954). Huyện uỷ Na Hang xuất bản.
    29. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Sơn Dương-tỉnh
    Tuyên Quang (1994) “Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương”-Sơ thảo
    (1941-1990). Huyện uỷ Sơn Dương xuất bản.
    30. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình (Yên Bái) (1995) “Lịch sử Đảng bộ
    huyện Yên Bình ”-tập1-Sơ thảo (1940-1954).Huyện uỷ Yên Bình xuất bản.
    31. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang (2009) Tuyên Quang trong cách
    mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (Tuyển
    chọn hồi ký cách mạng). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Hà Nội.
    32. Trường Chinh (1976) “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, tập1-Nxb
    Sự thật, Hà Nội.
    33. “Chặt xiềng”-(1946) Những tài liệu lịch sử từ chính biến tháng ba đến
    cách mạng tháng Tám-1945- Nxb Sự thật, Hà Nội .
    34. Ngọc Châu-(2000)-Những ngày được gần Bác-( Tủ sách phòng Hồ Chí
    Minh)-Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội .
    35. Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX-(2005) Nxb
    Chính trị quốc gia Hà Nội .
    36. Cách mạng tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc-(2005) Nxb Chính
    trị quốc gia- Hà Nội .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...