Sách Cuộc tấn công của con rồng (Dragon strike)

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuộc tấn công của con rồng (Dragon strike)CUỘC TẤN CÔNG CỦA CON RỒNG

    Humphrey Hawksley & Simon Holberton

    Cuộc Chiến Tranh Nghìn Năm
    Chủ biên: Nguyễn Văn Lập
    Biên dịch:Đặng Ngọc Lan
    Lưu Kim Liên
    Nguyễn Thu Phương
    Nguyễn Thái Hùng
    Cuộc Tấn Công Của Con Rồng

    HUMPHREY HAWKSLEY là phóng viên BBC tại châu Á trong 10 năm. Vào những năm 80 ông có mặt ở Sri Lanka, Ấn Độ, và Philippin. Từ năm 1990, ông đóng ở Hồng Kông trên cương vị phóng viên khu vực. Ông đã đưa tin từ hơn 20 nước châu Á trong thời điểm sôi động nhất của sự phát triển – thế kỷ 20 – của những nước này. Năm 1994 ông được cử đến làm trưởng phân xã của BBC tại Trung Quốc và kể từ đó ông đã đi khắp nước này.
    SIMON HOLBERTON đã hoàn thành hai nhiệm kỳ công tác ở châu Á. Gần đây nhất ông là trưởng phân xã Hồng Kông của tờ Financial Times (1992 – 1996) nơi ông đã đưa tin về những chuẩn bị của Trung Quốc cho việc tiếp quản thuộc địa này và công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế rộng lớn của nước này. Vào những năm 80, ông đưa tin về Nhật Bản và Triều Tiên cho tờ Melbourne Age (1984 – 1986). Năm 1996 ông trở lại làm việc cho tờ Financial Times ở Anh, nơi ông chuyên viết về lĩnh vực năng lượng.

    LỜI NÓI ĐẦU
    Những sự kiện được mô tả trong cuốn sách này vẫn chưa diễn ra . Đây là một sự kiện trong lịch sử tương lai, hay tác phẩm được hư cấu dựa trên những sự kiện có thực, về một đất nước mà sự nổi lên của nó với tư cách là một cường quốc thế giới trở thành một trong những diễn biến quan trọng nhất của cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xuất hiện trên sân khấu thế giới đang gây ra những vấn đề mà các chế độ dân chủ của thế giới đã không gặp phải trong hơn 50 năm. Giống như châu Âu bị thách thức bởi một nước Đức đầy tham vọng trong nửa đầu thế kỷ này, châu Á bị thách thức bởi Trung Quốc, nước đã vạch ra những kế hoạch bành trướng của chính nó trong những yêu sách chi tiết đối với Tây Tạng, Biển Nam Trung Hoa và Đài Loan. Mùa xuân năm 1996, dọc theo đường bờ biển phía Đông Trung Quốc Giải Phóng quân Nhân dân đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô chẳng khác gì thực hành một cuộc xâm lược Đài Loan. Năm trước đã có những cuộc giao tranh nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa khi Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh yêu sách bị tranh chấp của họ đối với vùng lãnh thổ đó.
    Đồng thời, Trung Quốc rêu rao Mỹ có những kế hoạch nhằm kiềm chế sự phát triển của họ và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới. Những người đã nói thẳng về điều này gồm từ những học giả ôn hòa đến bản thân các nhà lãnh đạo hiện tại như Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Cuốn sách bán chạy nhất năm 1996 của 5 nhà văn trẻ nhan đề “Trung Quốc có thể nói Không” đã trình bày ngắn gọn về một làn sóng mới của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hung hăng coi một cuộc đối đầu với Mỹ là không thể tránh khỏi.
    Với “Cuộc Tấn Công Của Con Rồng” chúng tôi đã đi theo những xu hướng hiện tại, tạo ra một kịch bản, và dõi theo nó cho đến khi kết thúc. Để minh họa mặt mang tính chất đe dọa trong chính sách của Trung Quốc, chúng tôi dựa vào những tài liệu đã được công bố, đặc biệt là tờ báo quân đội “Giải Phóng Quân”, với những yêu sách chi tiết của nó đối với Biển Nam Trung Hoa và những kế hoạch của quân đội để đạt được những mục tiêu đó. Hầu hết những gì mà chúng tôi cho phát ra từ miệng Vương Phong, Chủ tịch Trung Quốc theo hư cấu của chúng tôi, là những lời đã được chính các quan chức Trung Quốc nói ra, hay xuất hiện trên phương tiện tuyên truyền chính thức của Cộng sản trong vài năm qua.
    Theo một cách tương tự, chúng tôi đã sử dụng những phát ngôn có thật của người Nhật cho một số điều mà Noburo Hyashi, Thủ tướng Nhật theo hư cấu của chúng tôi, nói ra. Lời giải thích của ông về Hệ thống Amber ở các trang 152-3 và phần lớn bài phát biểu của ông trước cả nước ở các trang 226 được rút từ cuốn “Nước Nhật Bản có thể nói Không” của Akio Morita và Shinrato Ishihara. Chúng tôi đã tham khảo tất cả các nguồn đã được công bố của chúng tôi. Các phần chính trị, quân sự và tài chính đã được các chuyên gia thảo luận và sắp đặt đầy đủ chi tiết. David Tait, cựu Sĩ quan Tác chiến của tàu ngầm tấn công HMS Opossum, đã giúp chúng tôi vạch kế hoạch tác chiến bằng tàu ngầm sử dụng công nghệ máy phát điện điêden của Trung Quốc. John Myers, một cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Hoàng gia, và Richard Sharpe, một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân và là chủ bút tờ Jane’s Fighting Ships, đã xem và giúp thẩm định. Cựu sĩ quan biệt động Hải quân Hoàng gia David Dunbar đã giúp đặt kế hoạch các cuộc tấn công đổ bộ và bằng máy bay lên thẳng của ngày đầu tiên trong Cuộc Tấn Công của Con Rồng. Những lời cảm ơn cũng xin dành cho Ian Strachan, cựu phi công lái thử nghiệm máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia về những ý kiến cố vấn của ông trong vấn đề tiến hành cuộc không chiến, và John Downing, cựu sĩ quan tình báo Hải quân Hoàng gia, người đã giúp một số phần về chiến tranh thông tin trong cuốn sách này. Nhiều người khác vẫn còn đang phục vụ trong quân đội giúp đảm bảo cho tính chính xác của các trận chiến đấu trên không, trên biển và trên bộ, những tên tuổi họ vẫn còn phải giữ kín. Dĩ nhiên, nếu có lỗi lầm nào thì đó là thuộc về chúng tôi.
    Patricia Lewis đã có những nhận xét hữu ích về thiết kế của quả bom hạt nhân của Nhật, trong khi Steve Thomas đã nhận xét về các phần đề cập đến khả năng vũ khí hạt nhân của Nhật. Damon Moglen và Saun Burnie cung cấp tài liệu và tư vấn cũng về vấn đề đó, trong khi Nick Rowe giúp những chi tiết về phản ứng của dân thường và các quan chức địa phương của họ trong trường hợp có một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các nhà nghiên cứu của chúng tôi gồm Charlie Whipple và Gene Koprowski, Kurt Hanson, Keiko Bang và những người khác muốn giấu tên.
    Các nhà ngoại giao đã dựng các cuộc họp trong các chính phủ phương Tây và chúng tôi đã dựa vào lời khuyên của các chuyên gia ở Hồng Kông và Luân Đôn để ráp lại với nhau thành tác động mà Cuộc Tấn Công Của Con Rồng sẽ tạo ra đối với các thị trường tài chính. Peter Gignoux, John Mulcahy và RoseMary Safranek đã gợi ý cách thức Trung Quốc có thể điều khiển các thị trường. Chúng tôi đã sử dụng các nguồn đã được công bố, cùng với các nhà điều hành công ty dầu, những người yêu cầu giấu tên, để có được những xem xét rộng rãi hơn về triển vọng đối với thị trường dầu lửa, và mức độ khai thác dầu tương lai ở Biển Nam Trung Hoa. Ian Harwood và John Sheppard đã tư vấn về triển vọng nền kinh tế thế giới và những thị trường chứng khoán chủ yếu vào năm 2001, và Paul Chertkow và Adrian Powell đã giúp về các vấn đề hối đoái.
    Tiềm năng thực sự của Trung Quốc chỉ trở nên rõ ràng trong nhiệm Tổng thống của Clinton. Tuy nhiên vào lúc viết cuốn sách này, Mỹ vẫn chưa vạch ra được một chính sách toàn diện về cách thức đối phó với họ. 10 năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, một khối quyền lực nữa đang xuất hiện. Nó giàu có. Nó mang tính bành trướng. Nó làm rộng ra những khác biệt văn hóa với phương Tây. Nó cay đắng vì quá khứ của nó. Trung Quốc là nhà nước độc đảng không dân chủ mà chính phủ của nó phải chứng tỏ mình còn tồn tại. Cuốn sách này được viết ra như một lời cảnh báo về điều có thể xảy ra nếu chính sách của phương Tây, và nhất là của, đối với Trung Quốc bị buông trôi.
     
Đang tải...