Báo Cáo Cuộc sống của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài trang 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu trang 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 4
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu trang 5
    5. Phạm vi nghiên cứu trang 5
    6. Nhân sự nghiên cứu trang 5
    7. Thời gian nghiên cứu trang 5
    8. Phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và xử lý thông tin trang 5
    9. Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu đề tài trang 6
    10. Kế hoạch tài chính trang 7
    Phần cơ sở lý luận
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trang 7
    2. Các lý thuyết ứng dụng của đề tài trang 10
    3. Mô hình khung phân tích trang 11
    4. Các khái niệm công cụ trang 12
    5. Các giả thuyết của đề tài trang 13
    Tài liệu tham khảo trang 14
    Phụ lục 1 trang 15
    Phụ lục 2 trang 16
    Phụ lục 3 trang 22
    Phụ lục 4 trang 23
    Phụ lục 5 trang 24









    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nghị quyết 32 của chính phủ (ban hành ngày 29/6/2007) về các giải pháp cấp bách nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông nêu rõ “Từ ngày 01/01/2008 đình chỉ lưu hàmh xe tự chế 3, 4 bánh”
    Sau nhiều lần lùi thời hạn thực hiện lệnh cấm xe ba gác, xe tự chế lưu thông. Ngày 01/01/2010, quy định này đã chính thức có hiệu lực. Song việc chuyển đổi nghề hoặc phương tiện cho những người trực tiếp chịu tác động của lệnh cấm vẫn rất ngổn ngang, thậm chí có vẽ như không có lối ra. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện “ Lệnh cấm như chiếc lưởi hái của thần chết đang treo lơ lững và từ từ rơi xuống các mãnh đời khốn khó một cách lạnh lùng, vô cảm trước sự bất lực rất phi lý của tất cả mọi người” (Nguyễn Ngọc Điện. Cấm xe ba gác nhìn nhận lại vấn đề, tại sao không?. www tuanvietnamnet.16/06/2008 )
    Hiện nay, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đang kiếm sống bằng nghề chạy xe ba gác, và đây là cần câu cơm duy nhất của họ để nuôi sống cả gia đình. Theo thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện có hơn 60.000 người chạy xe ba gác, xích lô. Đa số họ đều nghèo, trình độ văn hóa thấp nên rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và lúng túng chưa biết sẽ phải làm gì để sống trong những ngày sắp tới. (nhóm PV SGGP. Cấm xe ba gác lưu thông 60.000 người sẽ bị ảnh hưởng. www tuổite.com.vn. 21/12/2007)
    Giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên phức tạp,ùn tắc diển ra phổ biến Vì vậy cấm xe tự chế để đảm bảo an toàn giao thông là một chủ trương đúng. Tuy vậy nhiều người dân mưu sinh bằng nghề này gặp không ít những xáo trộn, lúng túng để tìm kế mưu sinh. Mặc dù đã gia hạn cấm xe tự chế trong một khoảng thời gian và đến 01/01/2010 mới thực hiện triệt để, tuy nhiên, nhiều người dân đang mưu sinh bằng xe ba gác tự chế vẫn chưa thích nghi được với lệnh cấm. Đây thực sự là một hiện tượng xã hội đáng quan tâm, song cho đến nay có ít những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chính vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài “Cuộc sống của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế” để nghiên cứu tìm hiểu nhằm giải đáp phần nào cho những câu hỏi sau:
    - Cuộc sống hiện nay của những người chạy xe ba gác gắn máy. (gồm những người đã tìm được nghề mới lẫn những người chưa tìm được việc làm khác)
    - Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước và thực tế triển khai các biện pháp này.
    - Nhận thức, thái độ, hành vi, tâm tư, nguyện vọng của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy.
    Nhóm nghiên cứu mong những kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nào cho nhà nước trong việc triển khai chủ trương trên.
     

    Các file đính kèm:

    • 4-.rar
      Kích thước:
      35.7 KB
      Xem:
      0
Đang tải...