Tài liệu Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông - nguyên

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN



    1/ Vài nét về Đế chế Mông Cổ.

    Năm 1206 đại hội quý tộc Khurintai trên bờ sông Ôdôn đã tôn Temujin làm Thành Cát Tư Hãn. quốc gia Mông cổ thống nhất, một nhà nước quân sự tập quyền chuyên chế ra đời. Từ đây, quý tộc phong kiến Mông cổ đã từng bước lôi kéo phần lớn thế giới vào cuộc chiến tranh khủng khiếp. Gươm giáo, máu lửa, tính dã man và đầu óc bành trướng của quý tộc Mông cổ đã tạo nên một đế chế rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia Hắc Hải chưa từng có trong lịch sử (tính đến năm 1271, Hốt Tất Liệt diệt được Nam Tống lập nên nhà Nguyên. Năm 1279 toàn bộ Trung Quốc nằm trong tay lãnh chúa Mông Cổ).

    2/ Kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần 1 (1258).

    Năm 1251 Mông Ke ( Mông Kha ) lên ngôi đại hãn, ráo riết chuẩn bị xâm lược Trung Quốc. Năm 1252 Mông Kha sai Khubilai (Hốt Tất Liệt) đánh chiếm Đại Lý (rồi đổi tên là Vân Nam) lấy đó làm bàn đạp mở cuộc tấn công vào Đại Việt.

    Đại Việt trong kế hoạch của Mông Kha : cánh quân của Ủiang Khaidai (Ngột Lương Hợp Thai) thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Đại Việt và từ Đại Việt đánh lên Nam Tống. chiếm được Đại Việt còn có ý nghĩa lớn sau này cho đế quốc Mông Cổ lập bàn đạp cho các cuộc viễn chinh xuống Đông Nam Á, do đó Đại Việt là mục tiêu chiến lược của kế hoạch Mông Kha và đó cũng là sự cố gắng rất lớn của chúng.

    Sau khi chiếm được Đại Lý, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 4 vạn quân tiến xuống biên giới nước ta, chúng dừng chân và cho sứ giả đưa thư vào Đại Việt đe doạ và dụ hàng. Nhưng cả 3 lần đều thất bại.
    Thường xuyên theo dõi tình hình và biết rõ âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ, nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến “ 10/1257, vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các tướng điều quân thuỷ bộ lên miền biên giới Tây Bắc và ra lệnh cho cả nước khẩn trương chuẩn bị đánh giặc”.

    Không thấy sứ giả về, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tấn công. Y sai Trếch Trếch Đu (Triệt Triệt Đô) và một tướng khác chia quân làm hai đạo tiến theo tả ngạn và hữu ngạn sông Thao (nhiệm vụ tham dò, dẫn đường), theo sau là hai đạo quân của hai cha con Ngột Lương Hợp Thai.

    1/1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Sau đó chúng theo đường bộ, hướng về Thăng Long đến Bình Lệ Nguyên – nơi đây Trần Thái Tông đã lập phòng tuyến chặn giặc. phát hiện quân ta dàn trận bên sông, Auj (con của Ngột Lương Hợp Thai) vội báo cho Ngột Lương Hợp Thai thúc quân tiến xuống. ngày 17/1/1258 chúng đến tới Bình Lệ Nguyên. Trận chiến diến ra vua Trần trực tiếp chiến đấu. Địa hình Bình Lệ Nguyên khá thuận lợi cho kị binh của Mông Cổ phát huy sở trường của chúng. Trận địa của ta bị lấn dần, quân của vua Trần rút lui an toàn nhờ vào sự giúp sức của quân và dân. Âm mưu cướp thuyền, chặn đường rút lui và bắt sống vua Trần hoàn toàn thất bại. Ngột Lương Hợp Thai tức dận đổ lên đầu tướng tiên phong, Trếch Trếch Đu hoảng sợ uống thuốc tử tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...