Luận Văn Cuộc đấu tranh của hai khối Đông - Tây mà chủ yếu ở đây là của Liên Xô và Mĩ trong diễn biến của chi

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việc thiết lập lại trật tự thế giới, ổn định lại hoà bình cho các dân tộc là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách nhất được tiến hành sau mỗi cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), trật tự hai cực Ianta đã hình thành mà nội dung quan trọng nhất của nó là cuộc “chiến tranh lạnh”.
    “Chiến tranh lạnh” là cuộc xung đột giữa hai khối chính trị, quân sự Đông – Tây do Liên Xô và Mĩ đứng đầu với hình thức đặc biệt: vừa hoà bình, vừa không hoà bình, trong đó Liên Xô và Mĩ là hai nhân vật chính và mối quan hệ giữa hai bên là nội dung cơ bản của cuộc chiến tranh lạnh. Đó là cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi thế giới, trong đó châu Âu là chiến trường đấu tranh chủ yếu.
    Nước Đức - một nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu với số dân đông và tiềm năng phát triển công nghiệp lớn với nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có ở phía Tây. Hơn thế, nước Đức còn có một vị trí địa lý đặc biệt: nằm giữa trung tâm châu Âu, giáp giới giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau là XHCN và TBCN. Chính vì thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Đức không chỉ nổi lên là một trong những vấn đề hàng đầu cần phải giải quyết có liên quan tới hoà bình và an ninh các dân tộc trên thế giới, nhất là nhân dân châu Âu, mà đó còn là vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh giữa hai khối Đông – Tây trong cuộc chiến tranh lạnh.
    Nghiên cứu về vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ những diễn biến chằng chéo, phức tạp của một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế tứ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
    Thứ hai, nghiên cứu về việc giải quyết vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai còn giúp chúng ta thấy được nội dung và diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây mà chủ yếu là giữa Liên Xô và Mĩ. Qua đó, vạch rõ tính chất phản động của Mĩ và các nước phương Tây trong việc chia cắt nước Đức, âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt Đức, đưa Tây Đức vào khối NATO, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu. Đồng thời cũng nhằm làm hiểu rõ tinh thần đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và các nước XHCN khác trong việc đấu tranh đòi thống nhất nước Đức, giải quyết hoà bình vấn đề Đức, xây dựng nước Đức thành một nước hoà bình và dân chủ trên thế giới.
    Bài tiểu luận chính là nhằm đạt những mục đích đó.
    2.Lịch sử vấn đề
    Mặc dù vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỷ XX luôn là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị châu Âu và trong quan hệ quốc tế, nhưng việc nghiên cứu nó là một việc làm khó.
    Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề Đức không phải là một việc làm mới, tuy nhiên, trong những cuốn sách giáo trình hay sách chuyên khảo viết về quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vấn đề Đức chỉ được đế cập theo từng mảng nhỏ, theo từng giai đoạn của cuộc chiến tranh lạnh, không hệ thống.
    Như trong sách giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Nguyễn Anh Thái chủ biên), vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ được đề cập tới trong phần “Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đẩu những năm 70”, nhưng cũng không hệ thống. Trong phần “Quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70 đến năm 1995” vấn đề Đức còn không được đề cập đến.
    Hay trong cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế” của Phạm Giảng, tuy cũng đã đi vào nghiên cứu vấn đề Đức trong các hội nghị quốc tế nhưng chỉ mới dừng ở thông sử mà chưa hệ thống cả vấn đề theo trình tự thời gian theo nội dung chính của quan hệ quốc tế thời kỳ này.
    Hay trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (Vũ Dương Ninh chủ biên), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được đề cập đến trong chuyên đề “Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1947 – 1989)”. Tuy nhiên nó cũng chỉ được trình bày là một nội dung nhỏ trong những nội dung thuộc từng giai đoạn của cuộc chiến tranh lạnh.
    Còn trong cuốn “Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990” (Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy có được trình bày một cách cụ thể hơn ở từng nội dung giải quyết vấn đề Đức, nhưng vẫn chưa có hệ thống mà trong từng giai đoạn của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 – 1990.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    Đề tài tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông - Tây mà chủ yếu ở đây là của Liên Xô và Mĩ trong diễn biến của “chiến tranh lạnh” thông qua việc giải quyết vấn đề Đức.
    3.2.Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian, nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ qua việc giải quyết vấn đề Đức trong cuộc chiến tranh lạnh.
    Về thời gian, nghiên cứu vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1990.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp luận sử học macxit, phương pháp vận dụng quan điểm lập trường của Đảng khi tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
    Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phan tích, phương pháp so sánh
    5. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
    Chương I: Việc giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947.
    Chương II: Sự chia cắt nước Đức và âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức (1947 – 1972).
    Chương III: Từ thừa nhận lẫn nhau giữa CHLB Đức và CHDC Đức đến sự thống nhất nước Đức (1972 – 1990).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...