Tiến Sĩ Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên luận án: “Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013”


    Chuyên ngành: Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc


    Mã số: 62 22 52 01

    Nghiên cứu sinh: Sok Dareth

    Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Quế
    2. PGS.TS Hà Mỹ Hương

    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh



    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN



    1. Những quan điểm chủ yếu về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia: 1) độc lập dân tộc cần được thể hiện bằng tính độc lập, tự chủ, tự quyết trong chính sách đối nội và đối ngoại mà không bị lệ thuộc hoặc chi phối bởi bất cứ quốc gia nào; 2) để bảo vệ được độc lập dân tộc, trước hết phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đoàn kết, thống nhất dân tộc thành một khối; tập trung xây dựng một nền kinh tế đủ mạnh với một nền quốc phòng mạnh, giải quyết hài hòa các vấn đề bức xúc của xã hội; 3) để bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia trong xu thế toàn cầu hóa cần phải có chính sách đối ngoại khéo léo, linh hoạt, tích cực tham gia và giải quyết các vấn đề quốc tế tùy theo khả năng của mình, cân bằng quan hệ với các nước lớn, ưu tiên quan hệ với nước láng giềng, đẩy mạnh vai trò chủ đạo của ASEAN.

    2. Nội dung đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia: Đường lối của Chính phủ hoàng gia là bảo vệ tuyệt đối Hiến pháp của Vương quốc Campuchia, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, cùng nhau đoàn kết thành một khối vững chắc với tôn chỉ “Quốc gia - Tôn giáo - Quốc vương” của chế độ Quân chủ lập hiến; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia là một nước có độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có hòa bình ổn định, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Chính phủ thực hiện chính sách dân chủ, thể chế đa đảng, Nhà nước pháp quyền; đẩy mạnh và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp với các nước và các đối tác quốc tế để đẩy mạnh sự phát triển đất nước, tham gia tích cực và cùng với các nước giải quyết mọi vấn đề quốc tế.

    3. Một số kinh nghiệm trong việc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia: 1) trên lĩnh vực chính trị: (i) tiếp tục giữ vững môi trường quốc tế hòa bình tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, (ii) bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, (iii) hệ thống chính trị phải được tiếp tục đổi mới theo hướng đồng bộ và hiệu quả từ phương thức hoạt động đến cơ chế tương tác và vận hành của mọi bộ phận cấu thành; 2) trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: (i) đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, (ii) xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; 3) trên lĩnh vực đối ngoại: (i) thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, (ii) chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, (iii) xử lý đúng đắn và linh hoạt các vấn đề quốc tế có liên quan trực tiếp đến an ninh và phát triển của đất nước; 4) trên lĩnh vực kinh tế: (i) tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh; (ii) đặt trọng tâm vào việc phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (iii) kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; 5) trên lĩnh vực văn hóa, xã hội: (i) về văn hóa, cần hoàn thiện các chuẩn mực văn hóa và con người Campuchia, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, (ii) về xã hội, cùng với việc phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính phủ Hoàng gia Campuchia cần phải quan tâm hơn việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện các chính sách xã hội. Trong đó cần tập trung giải quyết triệt để một số vấn đề mà xã hội đang bức xúc hiện nay.



    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS



    Title: The struggle for protection of national independence of the Kingdom of Cambodia from

    1993 to 2013

    Field of Study: History of the communist, international workers and the national liberation movements Code: 62 22 52 01

    PhD Candidate: Sok Dareth

    Supervisor: 1. Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Que

    2. Assoc.Prof.Dr. Ha My Huong

    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics



    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS



    1. The main point about national independence and protection of the national independence of the Kingdom of Cambodia: 1) National independence must be seen as the independence, autonomy and self-determination of the nation in determination of its internal and external policies without any influence exerted from other countries; 2) In order to protect national independence, the first priority is to maintain a peaceful environment, political stability, solidarity and national unity as a whole; to focus on building a strong economy and defense, and to solve the burning issues of society; 3) In order to protect the independence of Cambodia in the trend of globalization, it should have the flexible foreign policies, actively participate in solving international problems with respect to the country’s ability, balance the relations with big countries, give priority to relations with neighboring countries, and promote the leading role of ASEAN.

    2. The contents of struggle for national independence of Cambodia: The royal governments’ policy is to absolutely protect the Cambodian Constitution, to gather national strength, to unite into a solid block for the "Nation - Religion - King" principle of a constitutional monarchy; to build and protect Cambodia as a country with independence, sovereignty and territorial integrity, peace and stability, maintained security and social order. The Government performs a democratic policy, multi-party system, legitimate state; promotes and develops the country in all fields; strengthens the relations of friendship, solidarity and good cooperation with other countries and international partners to promote the development of the country, actively participates and cooperates with the countries to resolve all relevant international problems.

    3. Some experiences in the struggle for national independence of Cambodia: 1) in the field of politics: (i) to continue maintaining international peaceful environment to facilitate the building and protection the nation, (ii) to protect the constitutional monarchy is a pivotal task, incorporated with firmly protection the internal political security, (iii) the political system must be synchronously and effectively innovated from the mode of operation to the interactional mechanism and operation of all components; 2) in the field of security and national defense: (i) to foster the building of the army toward the mode of formalized, astute and gradually modernized, (ii) to build the national defense status in association with the people's security and economic –social development strategy; 3) in the field of external relations: (i) to implement the external policy of independence, self-reliance, peace, friendship, cooperation and development, combined with national and era strength, (ii) to actively integrate into international integration, (iii) to properly and flexibly handle international issues which directly related to the security and development of the country; 4) in the field of economics: (i) to create a favorable legal environment for production and business; (ii) to focus on developing a sustainable and efficient economy; restructuring the economy and labor force towards industrialization and modernization; (iii) to combine economic development with defense, security and foreign affairs; 5) in the field of social and culture: (i) in term of culture, to improve the norms of Cambodian culture and people, to create the environment and conditions for the development of personality, morality, wisdom, ( ii) in term of social, the Cambodian Royal Government needs to pay more attention to solve the social problems and implement the social policies along with the development of economic and solving the political issues, military, diplomatic, economy in which concentrating on solving some burning social issues.
     
Đang tải...