Tiểu Luận Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trong không gian Chiến tranh Lạnh

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau Chiến tranh thế giới II, quan hệ quốc tế có những thay đổi rõ rệt. Lúc này, hai chủ thể trọng yếu của trật tự thế giới là Mỹ và Liên Xô đã từ chỗ là đồng minh với nhau trong Thế chiến, chuyển sang quan hệ đối đầu nhau quyết liệt. Mỹ đã đưa ra “học thuyết Truman” thẳng thừng tuyên bố mình phải có sứ mạng lãnh đạo “thế giới tự do” và các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, sự bành trướng của Liên Xô và các nước XHCN bằng mọi biện pháp. Từ đây đã khơi mào cho cuộc đối đầu quyết liệt suốt hàng mấy thập kỷ giữa Mỹ và Liên Xô, mà người ta gọi đó là cuộc “Chiến tranh lạnh” . Cả Mỹ và Liên Xô đều ra sức lôi kéo đồng minh, không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, giành giật nhau khốc liệt trong việc giải quyết các lợi ích quốc tế và luôn sẵn sàng ở trong tư thế chuẩn bị chiến tranh. Chính vì vậy, khi Thế chiến hai vừa mới kết thúc, quan hệ quốc tế lại căng thẳng , nguy cơ một cuộc Thế chiến tiếp theo luôn thường trực. Lúc này, do có nhiều lợi ích mẫu thuẫn nhau, cả Mỹ và Liên Xô đều can dự ở những mức độ khác nhau vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Riêng về mặt quân sự, lúc thì nước này ra mặt, lúc thì nước kia ra mặt, song phương châm chung là cả Mỹ và Liên Xô đều tối kỵ đụng đầu nhau trực tiếp. Với phương châm đó, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy không có cuộc đại chiến trực tiếp giữa hai cường quốc, nhưng cũng đã xảy ra không ít cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có phản ánh cuộc đối đầu Xô- Mỹ. Một trong những cuộc xung đột khu vực ở thời kỳ này tiêu biểu phải kể đến là Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đây không đơn thuần là cuộc nội chiến giữa hai lực lượng đối lập nhằm thống nhất Triều Tiên. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ và Liên Xô (nước thì lộ diện, nước thì ngấm ngầm) đã đứng đằng sau hai lực lượng quân sự đối địch nhau: một bên là quân đội Mỹ- các nước đồng minh và quân đội Nam Triều Tiên, một bên là Trung Quốc và quân đội Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh cục bộ này vừa là công việc của một dân tộc, nhưng cũng đồng thời phản ánh hiện thực quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới II .
    BỐ CỤC:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...