Tài liệu Cuộc chiến tranh tiền tệ (Phần cuối)

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuộc chiến tranh tiền tệ (Phần cuối)


    Cục dự trữ liên bang Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng nắm giữ cục dự trữ liên
    bang có thể dùng khả năng điều chỉnh lãi suất nhẹ nhàng để khiến cho giá thị trường dao
    động lên xuống một cách hài hòa như con lắc, cũng có thể điều chỉnh mạnh lãi suất để khiến
    cho giá cả thị trường dao động dữ dội, bất kể là tình hình nào, nó sẽ nắm giữ tin tức nội bộ
    của tình hình tài chính và biết trước sự thay đổi sắp đến của sự việc. Đây là điều mà không
    có một chính phủ nào có thể có được, quyền biết trước (thông tin thị trường) kỳ lạ nhất và
    nguy hiểm nhất mà giai cấp đặc quyền thiểu số nắm giữ. Hệ thống này là thuộc tư hữu, toàn
    bộ mục đích vận hành của nó chính là lợi dụng tiền của người khác để thu được lợi nhuận
    lớn nhất có thể. Họ biết được khi nào thì có thể tạo ra khủng khoảng để đạt đến tình hình có
    lợi nhất đối với họ. Tương tự, họ cũng biết phải dừng khủng hoảng vào lúc nào là thích hợp
    nhất. Khi tài chính được khống chế thì việc lạm phát tiền tệ và siết chặt tiền tệ đều có hiệu
    suất như nhau đối với mục đích của họ.


    Hạ nghị sĩ Charles Lindbergh


    TỪ CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG ĐẾN TIỀN GIẤY - BƯỚC CHUYỂN LỚN TRONG THẾ
    GIỚI QUAN CỦA CÁC NHÀ NGÂN HÀNG


    Từ cuối thế kỷ 19, trong nhận thức của các nhà ngân hàng quốc tế đối với tiền bạc lại
    có thêm một sự khác biệt mới.


    Châu Âu bước sang thế kỷ 20, các nhà tài phiệt ngân hàng đã tìm ra một thể chế tiền tệ
    pháp định hiệu quả cao hơn và cũng phức tạp hơn. Tiền tệ pháp định đã thoát ly triệt để khỏi
    sự khống chế cứng rắn của vàng và bạc đối với tổng lượng tiền cho vay, khiến cho việc khống
    chế tiền tệ càng thêm mềm dẻo nhưng cũng kín đáo hơn. Trong khi hiểu được rằng lợi ích thu
    được từ việc tăng cường cung ứng tiền tệ vô hạn tổn thất hơn rất nhiều so với lợi tức các
    khoản vay mà lạm phát tiền tệ đem lại, các nhà ngân hàng bèn lập tức trở thành những người
    ủng hộ cuồng nhiệt nhất cho tiền tệ pháp định. Bằng việc phát hành thêm tiền với tốc độ
    nhanh mạnh, các nhà ngân hàng đã tước đoạt toàn bộ của cải giá trị nhất của dân chúng trên
    cả nước, mà so với phương thức ngân hàng cưỡng chế phát mãi tài sản của người khác, thì
    lạm phát tiền tệ “văn minh” hơn nhiều, đồng thời cũng ít gặp phải sự kháng cự của người dân
    hơn, thậm chí còn khó mà phát hiện ra.


    Dưới sự tài trợ của các nhà ngân hàng, các nghiên cứu kinh tế học về lạm phát tiền tệ
    dần chuyển hướng sang quỹ đạo của trò chơi số học đơn thuần. Khái niệm lạm phát (Currency
    Inflation) do việc phát hành thêm tiền giấy gây nên đã hoàn toàn bị lý luận lạm phát giá cả
    (Price Inflation) che khuất.


    Lúc này, ngoài chế độ dự trữ vàng cục bộ (Fractional Reserve) cũng như việc cắt đứt
    mối quan hệ giữa tiền tệ và công trái quốc gia, các nhà ngân hàng lại có thêm một công cụ lợi
    hại hơn: lạm phát tiền tệ (Currency Inflation). Từ đây, các nhà ngân hàng đã thực hiện sự
    chuyển biến đầy kịch tính từ người bảo vệ vàng trở thành kẻ thù không đội trời chung đối với
    vàng.


    Bình luận của Keynes đối với lạm phát tiền tệ có thể nói là vô cùng sắc bén “Áp dụng
    biện pháp này, Chính phủ có thể tận thu toàn bộ của cải của người dân một cách bí mật mà
    khó bị phát giác, trong một triệu người thật khó có một người có thể phát hiện ra hành vi ăn
    cắp này.”


    Nói một cách chính xác thì việc sử dụng biện pháp này ở Mỹ không phải là cục dự trữ
    liên bang Mỹ tư hữu mà là Chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...