Tiểu Luận Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp gắn với rất nhiều sự kiện lớn trong suốt thế kỷ XX và đã trở thành mối đe doạ khủng khiếp đối với loài người trong thế kỷ XXI. Có thể nói, sau các cuộc chiến tranh, không có hình thức bạo lực chính trị nào gây ra những tác hại nghiêm trọng như vậy. Cuộc chiến chống khủng bố là điều tất yếu phải diễn ra. Tuy nhiên, chống khủng bố bằng cách nào và ra sao vẫn sẽ là vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
    Sau sự kiện 11/9, Mỹ trở thành nước đi đầu trong cuộc chiến tranh chống lại thứ chủ nghĩa đáng sợ đang đe doạ phá huỷ nền an ninh nhân loại này. Với những nỗ lực của mình, Mỹ đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó đáng kể nhất chính là đã thiết lập được một Liên minh toàn cầu chống khủng bố rộng lớn. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu kêu gọi hợp tác toàn thế giới chống khủng bố, các nhà cầm quyền Washington đã tạo ra sự bất bình đẳng trong Liên minh. Người Mỹ đã quá đề cao vai trò của mình và dường như mục đích cuối cùng của Liên minh đó chỉ là vì lợi ích của nước Mỹ chứ không phải vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Các cuộc chiến mà Mỹ gây ra trên đất Afghanistan và Iraq thực sự đã không giúp giải quyết được vấn đề trong cuộc chiến chống khủng bố, mà ngược lại đã để lại hậu quả tai hại cho hai nước này và cho chính bản thân người Mỹ. Qua đó đã chứng minh người Mỹ đang bất lực trước chủ nghĩa khủng bố. Chính sách nước lớn của các nhà cầm quyền Hoa Kỳ đã làm cho hình ảnh Mỹ ngày càng xấu đi trong mắt nhân dân toàn thế giới. Từ việc đơn phương phát động chiến tranh Iraq, không được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc đến việc người Mỹ tăng cường sự có mặt của mình ở khắp nơi trên thế giới làm cho phải đặt câu hỏi: “Thực chất của cuộc chiến chống khủng bố kiểu Mỹ là gì?”. Hành động lấy chiến tranh để trấn áp bạo lực có phải là một biện pháp tốt? Người Mỹ luôn tự cho mình cái quyền áp đặt nhân quyền lên các nước khác nhưng thực tế lại cho thấy: chính Mỹ là nước đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng nhất. Qua diễn biến của cuộc chiến chống khủng bố như ngày nay, dường như, Mỹ đã tìm được một “cái cớ” lý tưởng để có thể can dự sâu hơn vào các nước khác trên thế giới. Một khi một quốc gia nào đó bị Mỹ xem là có căn cứ của quân khủng bố thì nền an ninh của nước đó sẽ khó có thể đảm bảo. Trong bối cảnh những nhận thức về chủ nghĩa khủng bố đang còn nhiều bất đồng, từ khái niệm cho đến nguồn gốc hay phân loại đều chưa đưa ra được ý kiến thống nhất thì người Mỹ đã và đang tự cho mình “quyền phán quyết”. “Khủng bố hay không khủng bố” thường là do Mỹ quyết định. Và dĩ nhiên, những gì gây nguy hại cho nước Mỹ thì là khủng bố còn những gì mang đến lợi ích cho Mỹ thì không thể coi là khủng bố. Chính sách hai mặt đó của Mỹ đã khiến cho cả thế giới lo ngại và “dè chừng”. Vì vậy, các mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó. Và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động tỏ ra không mấy hiệu quả. Người Mỹ ngày nay vẫn hoàn toàn bị động trước khủng bố và có thể trở thành đối tượng bị tấn công bất cứ lúc nào. Vẫn là một cường quốc đứng đầu thế giới, nếu người Mỹ chịu bỏ bớt những “tính toán riêng” của mình để thực sự dồn hết mọi quyết tâm cho cuộc chiến chắc kết quả sẽ khác hơn.
    Và dường như người Mỹ cũng đã ý thức được điều đó, cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Mỹ diễn ra quyết liệt đã cho thấy: vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai là một yếu tố quyết định sự thắng lợi cho các ứng viên. Sau 8 năm dưới sự điều hành của G.W.Bush nước Mỹ gặp phải 3 khó khăn lớn yêu cầu Obama phải giải quyết nếu mong muốn tình hình khả quan hơn: Đó là sự chia rẻ đảng phái ở trong nước và sự bất mãn của người dân. Qua cuộc chiến tranh Iraq, đa số những người tự do tin rằng đó chỉ là một hành động đáp trả làm trầm trọng thêm vấn đề và có quá nhiều thiệt hại đã đến với người Mỹ, nhân dân Mỹ mong muốn một cuộc rút quân êm đẹp cho những con em của mình ra khỏi vũng lầy Iraq. Trong khi phe bảo thủ vẫn cho đó là một cuộc chiến cần thiết và cần phải kéo dài hơn nữa. Thứ hai là sự bất đồng giữa Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới về cách thức ứng phó với vấn đề Trung Đông và Hồi giáo cực đoan. Muốn thay đổi được tình thế này buộc Mỹ phải xem xét lại chính sách đối ngoại và các tham vọng của mình. Cuối cùng, người Mỹ phải coi lại cuộc chiến chống khủng bố và những nguồn lực sử dụng trong cuộc chiến này. Bởi lẽ Mỹ không phải là một siêu cường tuyệt đối có khả năng đảm nhận mọi công việc của thế giới như là một “cảnh sát quốc tế”. Tiềm lực kinh tế của Mỹ thì không gì có thể chối cãi nhưng lực lượng Mỹ thì có hạn. Quân đội Mỹ đang dàng trải quá mức và Bộ an ninh nội địa đang trong tình trạng hỗn độn. Đó là chưa kể, nhiều người Mỹ đang mất lòng tin vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành và không sẵn sàng hy sinh vì các nguồn lợi to lớn của đất nước cho cuộc chiến này.
    Từ thực tế đất nước cùng với áp lực đến từ tình hình thế giới, sự trỗi dậy thần kì của Trung Quốc và sự gia tăng sức mạnh của Nga, cuộc chiến chống khủng bố của hai nước này đang có những chuyển biến tốt đẹp buộc người Mỹ sẽ phải điều chỉnh lại chính sách của mình. Và nhân loại đang chờ xem “phiên bản mới” trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ dưới thời Obama là gì?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...