Chuyên Đề Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và biến đổi đời sống xã hội ở các nước tư bản phát tri

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHÁT TRIỂN


    Chuyên đề dài 21 trang:

    1. Những đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó đối với xã hội
    Phân hóa xã hội bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, cùng với con người, công cụ lao động giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mác đã viết: "Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử"(1); "Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội"(2). Dựa trên phương pháp luận của Mác, nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu giai cấp đương đại không thể không xem xét sự vận động chung của lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX, nhất là giai đoạn từ giữa thế kỷ đến nay mà một trong những đặc trưng lớn của thời kỳ này là sự xuất hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng này đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các giai tầng xã hội.
    Từ thế kỷ XVIII đến nay, nhân loại đã chứng kiến ba cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật gắn liền với ba giai đoạn phát triển của chủ
    nghĩa tư bản.
    Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra vào nửa sau thế kỷ XVIII ở Anh. Đặc điểm quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là áp dụng rộng rãi máy hơi nước, sau đó là máy móc cơ khí thay thế các công cụ lao động thủ công. Trên cơ sở vật chất - kỹ thuật đó chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn dùng máy móc để tiến hành sản xuất lớn. Đại công nghiệp cơ khí trong vòng 100 năm đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu ngành nghề ở các nước tư bản, do vậy cuộc cách mạng này được gọi là "cách mạng cơ cấu ngành nghề". Cuộc cách mạng lần thứ nhất đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và nền chính trị xã hội, dẫn tới sự xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa trên thế giới và mở đầu thời đại chủ nghĩa tư bản công nghiệp thống trị thế giới.
    Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX. Đặc điểm chủ yếu của cuộc cách mạng này là phát minh và sử dụng rộng rãi điện lực và động cơ đốt trong. Cuộc cách mạng này mở đường cho nhân loại bản bước vào giai đoạn điện khí hóa, tạo sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và đẩy nhanh quá trình hình thành hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản thống nhất trên phạm vi toàn thế giới, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền văn minh công nghiệp ở hàng loạt các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Trên cơ sở những thay đổi lớn lao này, chủ nghĩa tư bản từ thời kỳ tự do cạnh tranh chuyển sang thời kỳ độc quyền (vào cuối thế kỷ XIX) và sau đó trở thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước như Lênin đã nhận định. Nền văn minh công nghiệp ở các nước tư bản phát triển được định hình vào nửa đầu thế kỷ XX.

    (1) C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập (6 tập), tập I. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 543.
    (2) C.Mác, sách đã dẫn, tr. 544.
    MỤC LỤC


    Trang
    1.
    Những đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó đối với xã hội
    1
    2.
    Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế ở các nước tư bản phát triển.
    7
    3.
    Sự phát triển về trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của nhân dân lao động
    12
    4.
    Điều kiện sống và làm việc của nhân dân lao động nói chung, của công nhân nói riêng ở các nước tư bản phát triển
    14

    Kết luận
    20
     
Đang tải...