Tiểu Luận Cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn. Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự.
    Chuyển sang một nền kinh tế thị trường từ một hệ thống y tế bao cấp, y tế Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn. Đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là một vấn đề lớn của tất cả các nước đang phát triển và cả các nước phát triển. "Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân" đã xác định: "Thách thức của ngành Y tế là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao. Đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giữ được bản chất nhân đạo của chế độ trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa là một vấn đề cấp bách, vừa là một chính sách lâu dài".
    Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân. Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: "Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân" .
    Mặt khác, Việt Nam đã ký Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN vào tháng 8 năm 2006 và cam kết thực hiện vào tháng 7 năm 2009. Việt Nam cũng đang chuẩn bị ký 2 Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề y và nha khoa giữa các nước ASEAN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...