Tiểu Luận Cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Dịch vụ công là dịch vụ do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.

    Hiện nay, ở Việt Nam, với chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, hành chính công thì vấn đề quản lý nhà nước đối với dịch vụ công vẫn còn nhiều bất cập, còn hành chính. Với tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về dịch vụ công cũng như nhìn nhận lại thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công, về cung ứng dịch vụ công, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để ngày một hoàn thiện hơn hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công, tiêu biểu là tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng đối với dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về mặt vật chất và tinh thần, an sinh xã hội ngày càng phát triển.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích cuối cùng của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới phương thức quản lý trong việc cung ứng dịch vụ công. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số khuyến nghị về đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với dịch vụ công (cụ thể là cung ứng dịch vụ công).
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
    Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định sự tất yếu của người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    Nêu lên thực trạng người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, làm sáng tỏ thêm những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc người dân tham gia vào hoạt động cung ứng đối với dịch vụ công.
    Trên cơ sở đó, đề xuất những phương hướng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân đối với việc hoạch định chính sách, tham gia cung ứng và đảm bảo chất lượng dịch vụ công.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước:
    Trên thế giới, cải cách khu vực dịch vụ công luôn là một đề tài mang tính thời sự, đã và đang được nghiên cứu sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn trên khắp thế giới. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế chuyển đổi, việc xác định lại vai trò của nhà nước lại càng cần thiết. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu khác như “Thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ” [1], “Lý thuyết kinh tế và nhà nước phúc lợi” [2], “ Vai trò kinh tế của nhà nước” [3] và nhiều báo cáo và nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á
    5.1. Ý nghĩa khoa học:
    Qua việc vận dụng mô hình cân bằng thị trường và lý thuyết phúc lợi, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn đề mang tính lý luận về vai trò của nhà nước và của nhân dân trong cung ứng hàng hoá/dịch vụ công; sự cần thiết phải đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ công đối với một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
    5.2. Hiệu quả kinh tế:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách về cải cách hành chính nói chung và cải cách khu vực sự nghiệp công nói riêng. Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay và trong giai đoạn tới nhằm trước mắt thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010.
    5.3. Hiệu quả về mặt xã hội:
    Nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế và khoa học - công nghệ. Khai thác tiềm năng và tăng khả năng đóng góp của các tổ chức vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
    6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    6.1. Cơ sở lý luận:
    Dựa trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; quan điểm, đường lối, chủ trương về dịch vụ công, trong đó chú trọng đến hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá tổng hợp.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn chia thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ công.
    Chương 2: Thực trạng về tình hình người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
    Chương 3: Tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.

    [HR][/HR][1]. Datta-Chaudhuri (1990), Thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ.

    [2]. Barr (1992), Lý thuyết kinh tế và nhà nước phúc lợi.

    [3]. Stiglitz (1989), Vai trò kinh tế của nhà nước.



    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG

    1.1. Các khái niệm:
    1.1.1. Dịch vụ:
    Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [1].
    Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [2]. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ . và mang lại lợi nhuận.
    Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.
    Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
    1.1.2. Dịch vụ công:
    Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này.
    Trong thực tế ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ công được hiểu theo nghĩa hẹp hơn so với quốc tế; tức là không bao gồm các chức năng công quyền như lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, quốc phòng, ngoại giao mà có phạm vi gần trùng với khu vực sự nghiệp cộng với những dịch vụ hành chính công.
    Từ những tính chất trên, dịch vụ công có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
    1.2. Các loại dịch vụ công, đặc điểm của dịch vụ công:
    1.2.1. Các loại dịch vụ công:
    Xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành ba loại:
    - Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp.
    - Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp.
    - Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện.
    Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại như sau: Dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công; Dịch vụ công ích.
    1.2.2. Các đặc điểm của dịch vụ công:
    Dịch vụ công có tính xã hội.
    Dịch vụ công cung ứng loại hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đáp ứng nhu cầu toàn xã hội.
    Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ.
    1.3. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công:
    Nhà nước bằng quyền lực của mình, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong toàn xã hội.
    Trước đây, chúng ta thường nhấn mạnh chức năng quản lý nhà nước, khi đó, do nhận thức rằng nhà nước gắn liền với cai trị, nên việc thực hiện dịch vụ công này cũng theo cung cách cai trị, có nghĩa là nhà nước can thiệp, chỉ đạo trực tiếp mọi lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ công cộng dưới hình thức xin – cho.
    Chức năng phục vụ chỉ được tách riêng ra và giữ một vị trí tương ứng với chức năng quản lý nhà nước khi điều kiện kinh tế - xã hội trên thế giới và ở mỗi quốc gia có sự biến đổi lớn lao, có xu thế dân chủ hóa và đòi hỏi của nhân dân đối với nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công ngày càng cao hơn. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tự quản của cộng đồng tham gia cung ứng dịch vụ công. Nhà nước cần định hướng phát triển đối với khu vực tư nhân, hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà tư nhân hoạt động hiệu quả, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Điều quan trọng là nhà nước phải cân nhắc, tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của xã hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công.
    1.4. Các hình thức cung ứng dịch vụ công:
    - Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công.
    - Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ công cho thị trường dưới các hình thức:
    Ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung ứng một số dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm.
    Liên doanh cung ứng dịch vụ công giữa nhà nước và một số đối tác.
    Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức khác đối với các dịch vụ mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện có hiệu quả.
    Tư nhân hóa dịch vụ công, trong đó, nhà nước bán phương tiện và quyền chi phối của mình đối với một dịch vụ nào đó cho tư nhân song vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật.
    Mua dịch vụ công từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có thể làm tốt.
    1.5. Cơ sở lý luận về sự tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công của người dân:
    Từ lâu, người ta thường tin rằng các dịch vụ công nên được giao cho các định chế công quản thực hiện để đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên, tính công bằng và không phân biệt đối xử của các sản phẩm và dịch vụ công chỉ hiện hữu trên lý thuyết.
    Ngày nay, lĩnh vực gọi là công ích đang thu hẹp dần vì người ta thấy rằng các công ty tư nhân vẫn có thể đảm đương hoạt động này một cách tốt đẹp, thậm chí còn tốt hơn và có lợi về mặt kinh tế hơn. Hiện chỉ còn hai lĩnh vực y tế và giáo dục là còn cho là nên thuộc trách nhiệm của nhà nước, tuy rằng nhiều người vẫn khuyến cáo rằng nhà nước nên dần dần chuyển giao trách nhiệm này cho xã hội.
    Xã hội hóa dịch vụ công cộng nhằm hai mục tiêu lớn: thứ nhất, phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo các dịch vụ công cộng mà trước hết là sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách và người nghèo, được thụ hưởng dịch vụ công cộng.
    Chủ trương xã hội hóa dịch vụ công có ý nghĩa về nhiều mặt, tạo thêm nguồn kinh phí cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ công cộng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.
    [HR][/HR][1]. Từ điển Tiếng Việt (2004), NXB Đà Nẵng, tr256

    [2]. Từ điển Wikipedia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...