Đồ Án Cung - cầu lao động và vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam ở khu vực FDI trong tiến trìn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương mại quốc tế), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á thái bình dương) .một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việt làm cho người lao động.
    Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu thốn, vậy mà mới chỉ đổi mới thật sự sau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi cách phải đưa nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến nước ta trở thành một nước có nền công nghiệp vững vàng về mọi mặt nhưng cũng chỉ duy trì một tỷ lệ thất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở nước ta trong tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này không chỉ là yêu cầu trước mắt mà đó là cả vấn đề lâu dài cần phải có nhiều giải pháp. Một trong các cách để giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó là: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để từ đó có thể thu hút được các nguốn vốn đầu tư của nước ngoài đặt biệt là FDI.
    Bởi vậy trong khuôn khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu “ Thực trạng cung - cầu lao động khu vực FDI tại Việt Nam”.



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong bối cảnh vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế nước ta đang hứa hẹn sẽ có những bước phát triển nhanh cả về quy mô nền kinh tế lẫn chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề theo hướng tích cực. Trong những nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó, có thể kể đến vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai có vốn đầu tư lên tới hang tỉ đô la chắc chắn sẽ mang lại một giá trị không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, với đa số các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng giải quyết một vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra ngày càng cấp thiết đối với nước ta, đó là vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu “ Cung - cầu lao động và vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hoá” với mong muốn tổng kết tình hình thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng những yếu tố có lợi và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế này trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động nước ta.
    2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề
    Mục đích nghiên cứu được đặt ra là: thứ nhất, thống nhất cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tình hình cụ thể ở Việt Nam; thứ hai, đi vào phân tích thực trạng tạo việc làm trong khu vực FDI để cuối cùng đề suất những giải pháp có hiệu quả để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm: cung - cầu lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo việc làm, mối quan hệ giữa FDI với tạo việc làm và tiến trình toàn cầu hoá.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê, quan sát thực tiễn, qua đó so sánh, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận và các giải pháp.
    5. Nguồn số liệu
    Đề án sẽ sử dụng các số liệu nghiên cứu từ các website Tổng cục thống kê, Bộ lao động - thương binh và xã hội,báo Tuổi trẻ, báo Dân trí .
    6. Kết cấu
    Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cung cầu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    Chương 2: Thực trạng về cung cầu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa

    Chương 3: Những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa



    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    PHẦN MỞ ĐẦU 3

    1. Lý do chọn đề tài 3
    2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Nguồn số liệu 3
    6. Kết cấu 3
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5
    I. Một số khái niệm 5
    1. Cung - cầu lao động 5
    2. Thị trường lao động 6
    3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
    4. Việc làm và thất nghiệp 9
    5. Toàn cầu hóa 9
    II. Đôi nét về cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 11
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA 13
    I. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam 13
    1. Thực trạng thị trường lao động 13
    2. Thực trạng lao động, cung - cầu lao động ở nước ta hiện nay 15
    3. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 – 2005 21
    4. Những vấn đề đặt ra về lao động, việc làm và hướng giải quyết 23
    II. Tình hình thu hút và hoạt động của FDI ở Việt Nam 25
    1. Hoạt động thu hút FDI 25
    2. Cơ cấu vốn trong thu hút FDI 26
    3. Thành tựu khu vực FDI năm 2010 26
    4. Thách thức và yếu kém khu vực FDI năm 2010 29
    5. Định hướng chính sách FDI năm 2011 31
    III. Thực trạng về tạo việc làm, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 31
    1. Một số đặc điểm lao động trong doanh nghiệp FDI 32
    2. Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp FDI 33
    3. Việc thực hiện một số quy định của pháp luật lao động ở doanh nghiệp FDI 36
    4. Đánh giá về hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp FDI 40
    5. Đánh giá về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động 41
    6. Một số nguyên nhân cơ bản rút ra từ việc đánh giá thực trạng của quan hệ lao động trong DN FDI 42
    7. Một số kinh nghiệm rút ra trong hoạt động công đoàn ở DN FDI 44
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM 45
    I. Biện pháp thu hút FDI của Việt Nam 45
    1. Những cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI ở Việt Nam 45
    2. Một số biện pháp đề xuất nhằm thu hút hiệu quả FDI 45
    II. Các giải pháp phát triển thị trường lao động 48
    1. Giải pháp đối với cung lao động 48
    2. Giải pháp đối với cầu lao động 48
    3. Các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển 49
    III. Phát triển thị trường lao động, gắn cung với cầu lao động 50
    1. Phát triển cung lao động 50
    2. Phát triển cầu lao động 50
    3. Thúc đẩy giao dịch trên thị trường 51
    4. Giải pháp về giá cả sức lao động 51
    IV. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI 52
    PHẦN KẾT LUẬN 54
    I. Kết luận 54
    II. Kiến nghị 54
    III. Lời cảm ơn 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
    MỤC LỤC HÌNH VẼ 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...